Theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam về cơ chế đăng ký hợp
đồng li- xăng nhãn hiệu, thủ tục đăng ký này là không bắt buộc, tuy nhiên,
đây là điều kiện để hợp đồng li- xăng có hiệu lực đối với “bên thứ ba”. Theo
quy định tại Khoản 2 Điều 148 Luật SHTT, hợp đồng li- xăng nhãn hiệu có
hiệu lực theo thoả thuận của các bên, “nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN”.
Pháp luật SHTT Việt Nam không đề cập đến lợi ích của cơ chế đăng ký hợp đồng li- xăng nhãn hiệu ở khía cạnh liên quan đến vấn đề từ bỏ nhãn hiệu của chủ sở hữu. Điều này có thể làm giảm bớt phần nào sự khuyến khích của pháp luật đối với bên nhận li- xăng trong việc yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng li- xăng.
Pháp luật SHTT Việt Nam không quy định rõ ràng về khái niệm “bên thứ ba”. Điều này có thể dẫn đến một vài hệ quả không đúng với bản chất của cơ chế đăng ký hợp đồng li- xăng nhãn hiệu. Trên thực tế, có thể có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “bên thứ ba” của hợp đồng li- xăng. Ví dụ, nhà cung ứng nguyên vật liệu cho bên nhận li- xăng để bên này thực hiện hợp đồng li- xăng sản xuất có thể coi là bên thứ ba của hợp đồng li- xăng; cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng li- xăng cũng có thể coi là bên thứ ba; thậm chí bất cứ khách hàng nào sử dụng sản phẩm/dịch vụ sản
xuất/cung ứng từ hợp đồng li- xăng cũng có thể coi là bên thứ ba của hợp đồng. Nếu hiểu “bên thứ ba” là bất cứ chủ thể nào có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến hợp đồng li- xăng, thậm chí là khách hàng hoặc các cơ quan nhà nước, cơ quan giải quyết tranh chấp, thì sẽ dẫn đến hậu quả thực tế là: mặc dù thủ tục đăng ký là không bắt buộc, song trong mọi trường hợp, các chủ thể đều bị ràng buộc ý chí về việc đăng ký hợp đồng li- xăng nếu muốn hợp đồng của mình có hiệu lực hồn chỉnh. Bởi lẽ trên thực tế, khơng có hợp đồng li- xăng nào chỉ có mối quan hệ với hai bên chủ thể mà không liên hệ đến bất kỳ
bên nào khác; điển hình, trong mọi trường hợp, hợp đồng li- xăng nhãn hiệu
ln có liên hệ gián tiếp với khách hàng – những người sử dụng sản
phẩm/dịch vụ được sản xuất/cung ứng theo hợp đồng li- xăng. Điều này dẫn
đến một cơ chế thủ tục hành chính rườm rà cho các bên, mặt khác, nó cũng khơng cịn đảm bảo được “tính tự nguyện” của cơ chế đăng ký này. Do đó, pháp luật Việt Nam cần phải có sự làm rõ khái niệm “bên thứ ba” trong quy định về cơ chế đăng ký hợp đồng li- xăng nhãn hiệu nói riêng và đăng ký hợp đồng li- xăng đối tượng quyền SHCN nói chung.
Chƣơng 3