Câu 20. Những đổi mới của pháp luật tư sản trong thế kỷ XX. Lý giải nguyên nhân của những thay đổi đó.
1) Những đổi mới của pháp luật tư sản:
- Chế định luật hiến pháp tư sản: nếu như luật hiến pháp tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh ghi nhận mối tương quan lực lượng giữa giai cấp tư sản và phong kiến, hiến pháp tư sản hiện đại ghi nhận mối tương quan lực lượng xã hội giữa giai cấp tư sản thống trị và nhân dân lao động. Hiến pháp tư sản hiện đại mở rộng hơn các quyền tự do, dân chủ như quyền tự do bầu cử, quyền bình đẳng nam – nữ, quyền có việc làm,…
- Chế định luật dân sự:
Chế định quyền tài sản: thời kỳ trước, luật khẳng định tính khơng bị hạn chế của quyền tài sản, nhà nước không được can thiệp vào quan hệ sở hữu; thời hiện đại họ sử dụng các khái niệm như “hạn chế quyền sở hữu”, “sử dụng quyền sở hữu vào mục đích xã hội có sự kiểm sốt của nhà nước”,… thực chất là có sự điều chỉnh của nhà nước tư sản đối với quan hệ sở hữu,
tập trung tư bản vào tay tư bản độc quyền (dung hồ lợi ích xã hội).
Hợp đồng: trước đó hợp đồng là bất khả xâm phạm, sau này đã thay đổi cho phép được sửa đổi hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng nếu chứng minh được
khi thực hiện gặp phải những ảnh hưởng khách quan.
Hôn nhân và gia đình: phụ nữ dần có quyền được sử dụng thu nhập của
mình, có quyền khiếu nại, được tự lựa chọn nghề nghiệp.
Thừa kế: bảo đảm hơn về điều kiện vật chất cho người phụ nữ gố, con ngồi giá thú và các loại con khác đều được tham gia quan hệ thừa kế. - Chế định luật hình sự: gia tăng khung hình phạt đối với những tội tái phạm, xu
hướng ơn hồ và nhân đạo được thể hiện qua việc nhiều nước đã bãi bỏ án tử hình.
- Chế định luật tố tụng: nguyên tắc suy đoán vơ tội và quyền bình đẳng trước pháp luật được phục hồi.