- Thời buổi đầu, Gia Long chia nước làm 3 khu vực:
1. Hệ thống chính quyền của người Pháp:
1.1 Hệ thống chính quyền của người Pháp ở Việt Nam được tổ chức trên cơ sở sự kết hợp chặt chẽ chính sách Chia để trị với nguyên tắc Nhất nguyên chế (tập trung quyền lực trong tay người Pháp). Nếu như chính sách Chia để trị nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, thì ngun tắc Nhất ngun chế là nhằm chỉ đạo việc cai trị một cách nhanh nhạy, có hiệu lực và hiệu quả.
- Để thực hiện chính sách Chia để trị, thực dân Pháp biến Việt Nam trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc Liên bang Đông Dương (mà đứng đầu là Tồn quyền Đơng Dương) và chia lãnh thổ nước ta thành ba xứ với ba quy chế chính trị khác nhau:
+Nam Kì và ba thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là đất thuộc địa (ba thành phố này thường được coi là nhượng địa, về cơ bản giống đất thuộc địa);
+Trung Kì là đất bảo hộ;
+Bắc Kì lúc đầu cũng là đất bảo hộ nhưng dần dần đã trở thành đất nửa bảo hộ nửa thuộc địa.
*Do có ba quy chế chính trị như vậy nên ba xứ có ba hình thức tổ chức chính quyền, ba quy chế pháp lý, ba cách thức tổ chức tòa án và ba nguồn luật viện dẫn.
- Nguyên tắc Nhất nguyên chế (tập trung quyền lực trong tay người Pháp) được thể hiện như sau:
+ Đứng đầu mỗi cấp (tồn Đơng Dương, cấp kỳ, cấp tỉnh…) chỉ là một người (Tồn quyền Đơng Dương, Thống sứ Bắc Kì, Khâm sứ Trung Kì, Thống đốc Nam Kì, Cơng sứ tỉnh hoặc chủ tỉnh…). Tất cả các cơ quan ở từng cấp chỉ giữ vai trò tư vấn, phụ tá cho quan chức đứng đầu cấp đó. Hay nói các khác, ở từng địa phương quyền lực đều tập trung vào trong tay chỉ một người.
+ Người Pháp khơng xóa bỏ mà sử dụng chính quyền phong kiến bản xứ làm một cơng cụ thống trị, làm chỗ dựa cho họ ở Việt Nam - bằng cách thiết lập chính quyền Pháp trùm lên và chỉ đạo chính quyền phong kiến tay sai, cả hai tạo thành một hệ thống chính quyền thuộc địa ở Việt Nam.
+ Trong hệ thống chính quyền thuộc địa, quan chức đứng đầu cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước quan chức đứng đầu cấp trên. Tất cả cùng quy về một mối: Tồn quyền Đơng Dương. Chính quyền thuộc địa ở Đơng Dương – trong đó có Việt Nam, bị đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của chính quyền chính quốc.
- Chính quyền người Pháp ở Việt Nam được tổ chức từ cấp Liên bang - Kì - Tỉnh nhưng người đứng đầu Liên bang khơng đại diện chủ quyền Quốc gia vì chỉ là người đứng đầu quan chức hành chính, chịu sự giám sát, chỉ đạo của Tổng thống Pháp, ngồi ra khơng có quyền kí kết các hiệp định ngoại giao với bất kì nước nào, khơng được quy định chính sách cai trị mà chỉ triển khai chính sách được Chính phủ Pháp đặt ra. Do vậy, chính quyền Liên bang Đơng Dương khơng đại diện cho chủ quyền Quốc gia.
2.Hệ thống chính quyền của phong kiến bản xứ:
+ Về cơ bản, triều Nguyễn thời kì này đã khơng cịn là một Nhà nước phong kiến tự chủ nữa, mà đã mất hết quyền lực, trở thành chính quyền bù nhìn tay sai của thực dân Pháp. 2.1, Về khơng gian lãnh thổ
Chính quyền nhà Nguyễn chỉ cịn tồn tại ở Trung Kì và Bắc Kì – là hai xứ mà trên danh nghĩa là thuộc sự bảo hộ của người Pháp, song thực chất cũng là đất thuộc địa. Trong đó, Bắc Kì từng bước bị tách dần ra khỏi sự quản lý của triều đình Huế và trở thành xứ nửa bảo hộ, nửa thuộc địa.
2.2, Chế độ Quân chủ của Nhà nước phong kiến Việt Nam chuyển từ Quân chủ chuyên chế sang Quân chủ hạn chế.
a) Những nguyên nhân khiến cho chế độ Quân chủ Việt Nam chuyển biến dưới thời Pháp thuộc:
- Những tư tưởng tiến bộ về bình đẳng, dân chủ, tự do, bác ái từ phương Tây đã dần được người dân ta tiếp thu. Từ đó mà tư tưởng tơn quân cũng như sự thần thánh thiêng liêng của ngôi vua đã dần bị phai mờ trong tâm trí người Việt.
- Nhà cầm quyền Pháp cũng chủ tâm dùng mọi cách để tước bớt quyền hạn của nhà vua đối với dân chúng Bắc Kì và Nam Kì. Ý định đó đã được biểu lộ trực tiếp trong tờ Thông tư số 9C ngày 7/4/1913 của ơng Destenay – lúc đó là Thống sứ Bắc Kì. Tờ Thơng tư này có nội dung kêu gọi nhân dân An Nam thay đổi chế độ pháp lý tại nước mình, trong bối cảnh cả Viễn Đơng đang “rung chuyển”.
- Ảnh hưởng từ cuộc Cách Mạng Trung Hoa năm 1911 và chính sách Duy Tân của Minh Trị đã được áp dụng tại Nhật Bản cũng góp phần khơng nhỏ trong việc hình thành những tư tưởng cải cách đầu tiên trong giới sĩ phu Việt Nam.