Nâng cao vai trò và năng lực của các hiệp hội ngành hàng

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 93 - 99)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC THI TỐT HƠN CÁC CAM KẾT CỦA

2.2.6. Nâng cao vai trò và năng lực của các hiệp hội ngành hàng

Ngày nay, đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng, các hiệp hội ngành hàng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là khi chúng ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Hiệp hội ngành hàng phải có đủ điều kiện và năng lực để đại diện cho các hội viên trong các quan hệ trong nƣớc và quốc tế, cung cấp thông tin thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại, tham gia giải quyết các tranh chấp thƣơng mại và tƣ vấn cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về những vấn đề chính sách có liên quan đến ngành hàng. Trong thời gian qua, chúng ta đã thành lập đƣợc khá nhiều hiệp hội ngành hàng nhƣ Hiệp hội dệt may, thép, xăng dầu, cà phê, than...Nhiều hiệp hội đã tƣ vấn cho các bộ, các tập đoàn, tổng công ty về thẩm định dự án lớn, chƣơng trình trọng điểm của nhà nƣớc. Hơn nữa, nhiều hiệp hội thông qua hoạt động của mình đã có nhiều đóng góp vào việc bình ổn giá cả, thị trƣờng nhƣ hiệp hội thép Việt Nam, hiệp hội xăng dầu Việt Nam...Tuy nhiên, khi Việt Nam mở cửa thị trƣờng hàng hóa, nhiều hiệp hội gặp phải khó khăn trong việc đổi mới cơ chế để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Vì thế, cần phải kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, đảm bảo hiệp hội là cầu nối giữa các doanh nghiệp và nhà nƣớc, hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại và đào tạo nguồn nhân lực. Hiệp hội cũng cần phải mở rộng

quy mô, tính chất hơn để thu hút rộng rãi hơn các doanh nghiệp hội viên. Tăng cƣờng các hoạt động nhƣ hội thảo, hội chợ để các doanh nghiệp nội địa có điều kiện tiếp xúc với các đối tác trong và ngoài nƣớc. Làm đƣợc những điều trên, các hiệp hội sẽ ngày càng uy tín và xứng đáng là chỗ dựa vững chắc của doanh nghiệp.

2.2.7. Xây dựng được thương hiệu vững mạnh

Thƣơng hiệu có một vai trò to lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu còn mang ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp. Nhiều sản phẩm trong nƣớc tuy có chất lƣợng cao nhƣng lại ít đƣợc quảng bá và định vị thƣơng hiệu khiến cho ít ngƣời gọi đúng tên thƣơng hiệu sản phẩm. Nhiều mặt hàng nông sản nhƣ cà phê, hồ tiêu, gạo và thủy sản hiện còn xuất khẩu ở dạng thô và hàng dệt may chủ yếu là hàng gia công nên không có thƣơng hiệu trong hệ thống phân phối của nƣớc ngoài. Việc không có thƣơng hiệu đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang thị trƣờng nƣớc ngoài phải chịu bất lợi nhƣ bán với giá thấp hoặc bán nhờ thƣơng hiệu của một hãng nƣớc ngoài. Vì thế, tăng cƣờng hoạt động xây dựng, phát triển thƣơng hiệu và nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa là vấn đề cực kì quan trọng đối với doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, để có đƣợc thƣơng hiệu và duy trì đƣợc hình ảnh tốt đẹp đối với ngƣời mua chúng ta buộc phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về chất lƣợng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và những quy định về bảo vệ môi trƣờng.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần đầu tƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển sản phẩm, để sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng. Đặc biệt, mỗi sản phẩm của doanh nghiệp phải nhƣ là một lời cam kết chất lƣợng giữa nhà sản xuất với khách hàng.

Thứ hai, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến tính phân đoạn thị trƣờng của sản phẩm mang thƣơng hiệu mình, cần tạo nên định hƣớng và ý nghĩa cho sản phẩm. Ngoài ra, để phát triển thƣơng hiệu, các doanh nghiệp cũng cần quảng bá, tuyên truyền, tạo ra đƣợc nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.

Thứ ba, khi đã xây dựng đƣợc nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Các nhãn hiệu, kiểu dáng hàng hóa là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng kí độc quyền nhãn hiệu hàng hóa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Tóm lại, từ những khó khăn và tác động tiêu cực của việc thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa đƣợc nêu ra ở chƣơng II, chƣơng III đã đƣa ra một số định hƣớng và giải pháp nhằm thực thi tốt hơn các cam kết. Tuy nhiên, để những định hƣớng và giải pháp này thực sự có hiệu quả, cần sự phối hợp đồng bộ của Nhà nƣớc, các bộ ngành và các doanh nghiệp trong nƣớc. Nhà nƣớc cần tạo mọi điều kiện, giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển trong quá trình hội nhập. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo đội ngũ lao động để đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Hy vọng rằng trong tƣơng lai gần, Việt Nam sẽ ngày càng thực thi tốt hơn các cam kết với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là xu thế chung của thế giới mà còn là nhu cầu thiết thực của Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cƣờng hợp tác là điều kiện cần thiết để Việt Nam có thể xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau hơn 11 năm nỗ lực, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Các cam kết mà Việt Nam ký với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa hầu hết đều có lộ trình từ 5 đến 7 năm. Nhiều cam kết yêu cầu Việt Nam cần có những thay đổi lớn trong chính sách thuế, phi thuế quan, trợ cấp đồng thời phải cải thiện môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, những cam kết này sẽ đã có giúp Việt Nam tiến gần hơn những nguyên tắc và tiêu chuẩn thƣơng mại quốc tế.

Thực hiện cam kết là một quá trình lâu dài, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Sau hơn hai năm từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, chúng ta đã thực hiện tốt và nghiêm chỉnh các cam kết trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa. Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuế, phi thuế quan, xóa bỏ các trợ cấp bị WTO cấm và thực hiện các hiệp định theo khuôn khổ WTO. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng xây dựng hành lang pháp lý, cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, từng bƣớc xây dựng một chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, cải tiến mẫu mã, chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với hàng hóa nƣớc ngoài tràn vào nƣớc ta khi chúng ta tiến hành mở cửa thị trƣờng hàng hóa. Trên cơ sở xem xét thực trạng thực thi các cam kết trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, có thể thấy rằng thời cơ và thách thức luôn đan xen với nhau. Vấn đề là chúng ta cần

phải tìm một hƣớng đi thích hợp để khai thác đƣợc lợi thế, tận dụng đƣợc cơ hội do gia nhập WTO mang lại đồng thời phân tích đƣợc những khó khăn, rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện cam kết một cách có hiệu quả nhất. Mặt khác, việc thực thi các cam kết cũng gây ra những tác động lớn đến nền kinh tế và các ngành kinh tế của nƣớc ta theo cả hƣớng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, nếu Việt Nam xác định đƣợc những bƣớc đi đúng đắn và với quyết tâm cao, chắc chắn việc thực thi các cam kết sẽ có những tác động tiêu cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Sau khi tổng hợp, phân tích và đánh giá về thực trạng thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, luận văn đƣa ra một số định hƣớng và giải pháp nhằm thực thi tốt hơn các cam kết cả ở tầm vĩ mô đối với Chính phủ và cả ở tầm vi mô đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các định hƣớng, giải pháp cũng nhƣ các ý kiến đƣợc nêu trong phạm vi nghiên cứu này chỉ là những đề xuất cơ bản xuất phát từ tình hình thực tiễn của Việt Nam nhằm thực hiện có hiệu quả các cam kết với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa. Việc thực thi tốt các cam kết không những tạo động lực để phát triển kinh tế đất nƣớc mà còn giúp khẳng định vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành từ phía các thầy cô. Em xin trân trọng cảm ơn.

Nhân đây, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS.Vũ Thành Toàn, thầy giáo đã trực tiếp hƣớng dẫn, động viên em tận tình trong suốt thời gian lập đề cƣơng, lựa chọn tài liệu và hoàn thành xuất sắc khóa luận này. Và em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian viết khóa luận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

1. Understanding WTO, 3rd edition, September 2003, revised October 2005;

2. Trƣờng Đại Học Ngoại Thƣơng Hà Nội (2006), Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội;

3. Bộ thƣơng mại (2007), Các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam;

4. Dự án hỗ trợ thƣơng mại đa biên Mutrap II (2007); Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Hà Nội;

5. Bộ Tài Chính (2006), Văn kiện và biểu thuế gia nhập WTO của Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội;

6. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội (2006) ; Những quy định về WTO ( tập 1-2), Hà Nội;

7. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 27/2008/QH12 ;

8. Thông tƣ số 04/2009/TT-BCT hƣớng dẫn việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2009 ;

9. Thông tƣ 16/2008/TT-BTC về hƣớng dẫn việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2009 10. Quyết định số 126/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.

II. CÁC TRANG WEB

11. Trang web Cổng thông tin về WTO và tiếp cận thị trƣờng: http://www.wto.nciec.gov.vn;

13. Trang web của Văn phòng quốc gia SPS Việt Nam: http://www.spsvietnam.gov.vn;

14. Trang web của Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng: http://www.tbtvn.org;

15. Trang web của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia: http://thongtindubao.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=137&nid=1 2997

16. Bộ tƣ pháp (2009); Phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trang web điện tử của Bộ tƣ pháp: http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2007/200702/200702150004 17. Thông tin về chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ. Trang web:

http://chongbanphagia.vn/beta/anpham/20090304/tro-cap-va-thue-chong-tro- cap.

18. Trang web Bộ Ngoại Giao Việt Nam: http://www.mofa.gov.vn/vi/; 19. Cổng thông tin Kinh tế Việt Nam; Tình hình kinh tế - xã hội năm2008:

http://www.vnep.org.vn/Web/Content.aspx?distid=7892&lang=vi-VN; 20. Trang web của Cục đầu tƣ nƣớc ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tƣ:

http://www.mpi.gov.vn;

21. Bộ tài chính (2006), Gia nhập WTO: Thuế sẽ cắt giảm nhƣ thế nào? Trang web điện tử của Bộ Tài Chính:

http://www.mof.gov.vn/default.aspx?Tabid=612&ItemID=36711

22. Trang web của tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO: http://www.wto.org 23. Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (2008). Toàn cảnh 2008, thách

thức và cơ hội năm 2009; Trang web:

http://www.bvsc.com.vn/Baoviet/website/Uploaded/PTthitruong_2009_ 1/Bao%20cao%20nam%202008%20-%20BVSC.pdf

24. Trang web của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam: http://vcci.com.vn.

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 93 - 99)