Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 84 - 86)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC THI TỐT HƠN CÁC CAM KẾT CỦA

2.1.7. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành công nghiệp

Thứ nhất, dể thực thi tốt hơn các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, chúng ta đã tiến hành cắt giảm thuế và hàng rào bảo hộ với nhiều ngành công nghiệp. Vì thế, để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng công nghiệp, chúng ta cần xác định đúng năng lực cạnh tranh của hàng hóa công nghiệp trên cả hai phƣơng diện: thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế. Đối với hàng trong nƣớc, yêu cầu hàng hóa có giá rẻ, chất lƣợng không kém nhiều so với hàng hóa nhập khẩu cùng loại. Còn đối với hàng hóa tiêu thụ trên thị trƣờng quốc tế, yêu cầu cao hơn về chất lƣợng, sự độc đáo, khả năng thay đổi mẫu mã nhanh, khả năng cung cấp ổn định và nhiều yêu cầu khác quy định bởi các rào cản kỹ thuật cũng phải đáp ứng.

Nhóm hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh tƣơng đối tốt của ta là hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, gỗ…Các sản phẩm sử dụng nhiều lao động và có lợi thế so sánh cao vốn là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian dài lợi thế về các nhóm sản phẩm này sẽ giảm và ngành công nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu không nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp cao, sử dụng nhiều hàm lƣợng tri thức.

Thứ hai, chúng ta cần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, khai thác năng lực toàn ngành nhằm duy trì mức tăng trƣởng sản xuất hợp lý. Tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, có khả năng mở rộng thị trƣờng. Cần có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hƣớng gia tăng các sản phẩm có hàm lƣợng chế biến, các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. Quan

tâm khai thác các mặt hàng sử dụng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động nhƣ chế biến nông, lâm, thủy sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Theo phƣơng hƣớng ƣu tiên từng ngành hàng chủ lực hay từng doanh nghiệp có vai trò trọng yếu, cần xây dựng và thực hiện chƣơng trình sản xuất kinh doanh thích hợp. Cùng với các ngành hàng, mỗi địa phƣơng nhất là ở những vùng trọng điểm cần có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn đạt đƣợc mức tăng trƣởng cao nhất. Tuy nhiên, không vì chú trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lƣợng cao và giá trị xuất khẩu lớn mà chúng ta lại quên phát triển các mặt hàng nhỏ, lẻ khác bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đóng góp một phần đáng kể vào tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP).

Thứ ba, một trong những biện pháp quan trọng khác để thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa đem lại hiệu quả cao nhất với nƣớc ta là chúng ta cần đầu tƣ xây dựng các công trình công nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng nhƣ của sản phẩm công nghiệp. Đầu tƣ cho công nghiệp phụ trợ để nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên, vật liệu trong nƣớc. Khuyến khích mở rộng các quan hệ liên kết hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp trong vùng. Đầu tƣ vùng nguyên liệu công nghiệp cho công nghiệp chế biến và mở rộng hình thức liên kết, triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các dự án xây dựng lớn. Hơn hai năm qua, số vốn vào nƣớc ta đã đạt con số kỉ lục đồng thời lƣợng vốn đầu tƣ vào các ngành công nghiệp chế biến là rất lớn. Vì thế, chúng ta cần tiếp tục mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn nƣớc ngoài đầu tƣ vào nƣớc ta. Đối với đầu tƣ trong nƣớc, Nhà nƣớc cần tạo mọi điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tƣ kinh doanh, phát triển mạnh qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp các địa bàn.

Đối với các khu công nghiệp, tiếp tục thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu về mặt bằng cho các nhà đầu tƣ, khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động bổ sung vốn đầu tƣ mở rộng và đầu tƣ chiều sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ tư, chúng ta cần tăng cƣờng hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo. Đẩy mạnh quá trình đổi mới công nghệ toàn ngành, chú trọng phát triển và thu hút các ngành công nghệ cao. Cùng với nhiệm vụ, giải pháp chung của toàn ngành, đối với từng ngành hàng, nhất là các ngành chủ lực cần xác lập các chƣơng trình ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ phù hợp với mục tiêu phát triển chiến lƣợc. Bên cạnh đó, cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, ngƣời lao động để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng đủ nhu cầu về số lƣợng lao động, trình độ kỹ thuật và tác phong công nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)