THỰC TRẠNG THỰC THI CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 37 - 99)

của việc thực thi các cam kết.

I. THỰC TRẠNG THỰC THI CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA

1.1. Thực trạng thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa vực thƣơng mại hàng hóa

1.1.1. Tình hình thực thi các cam kết về thuế của Việt Nam với WTO

1.1.1.1. Khái quát chung về tình hình thực thi

Theo đúng cam kết với WTO, từ 11/1/2007 Việt Nam đã cắt giảm trên 1.800 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế, mức cắt giảm bình quân 44% so với mức hiện hành. Hầu hết các mặt hàng giảm thuế lần này đều đang có mức thuế suất cao từ 30% trở lên và là hàng tiêu dùng nên ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc hƣởng lợi rất nhiều từ việc cắt giảm thuế. Năm 2008, vẫn theo lộ trình thực thi cam kết với WTO, Bộ tài chính đã ban hành quyết định số 106/2007/QĐ- BTC ngày 20/12/2007 tiếp tục giảm khoảng 1.700 dòng thuế với mức giảm từ 1% - 6% trong đó có ít nhất 26 ngành hàng nằm trong diện đƣợc cắt giảm thuế. Biểu khung thuế đƣợc xây dựng nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu hạn chế xuất khẩu những sản phẩm thô, khuyến khích sử dụng nguyên liệu để tái chế và về cơ bản vẫn giữ nguyên khung thuế suất với hầu hết các nhóm hàng chịu thuế. Trong số những mặt hàng trên có những mặt hàng có tính chất

tƣơng tự nhau, hiện hành đang cam kết mức thuế suất nhƣ nhau nhƣng có mức thuế suất cam kết WTO cao thấp khác nhau. Để tránh gian lận thƣơng mại, Bộ Tài chính đã quy định mức thuế suất bằng nhau cho các mặt hàng này, mức thuế suất đƣợc lấy theo mức cam kết thấp nhất. Vì vậy sẽ có những mặt hàng có mức thuế suất giảm nhanh hơn mức cam kết, tuy nhiên mức giảm hơn không lớn, chủ yếu là từ 1% đến 2%. Đồng thời để đối phó với tình trạng nhập siêu, Bộ Tài chính cũng nâng thuế một số mặt hàng trong phạm vi mức trần cho phép. Vào năm 2009, chúng ta dự định sẽ tiếp tục giảm khoảng 2.000 dòng thuế của hơn 20 nhóm hàng với mức tối đa khoảng 2%. Các mặt hàng nhƣ rƣợu, bia, thuốc lá, cà phê, dầu thực vật, thịt chế biến, rau quả tƣơi, kim loại, hóa chất...vẫn tiếp tục nằm trong danh sách giảm thuế trong năm nay.

Theo Bộ Tài chính, bình quân các ngành có mức bảo hộ thực tế ở mức khoảng 30% nhƣng việc cắt giảm thuế theo các cam kết với WTO đã giảm mức bảo hộ chung xuống còn 15%. Mức độ chênh lệch về bảo hộ giữa các ngành sẽ thu hẹp đáng kể. Các ngành đang có mức bảo hộ cao chắc chắn sẽ bị ảnh hƣởng nhƣng giảm bảo hộ sẽ giúp các ngành nâng cao khả năng cạnh tranh để phát triển.

Bảng 2.1. Các ngành có mức bảo hộ thực tế giảm TT Mặt hàng Hệ số bảo hộ theo mức thuế hiện hành Hệ số bảo hộ theo mức thuế cam kết WTO 1. Thịt và sản phẩm đã chế biến, bảo quản 42,0 22,6

2. Rau, dầu, chất béo động vật đã qua chế biến

40,8 23,1

3. Sữa, bơ, sản phẩm từ sữa 43,2 19,6 4. Bánh, mứt, kẹo, coca, sản phẩm

chocolate

56,0 24,0

5. Rau quả đã qua chế biến đƣợc bảo quản

53,5 31,8

6. Rƣợu, bia, đồ uống có cồn 140,5 64,8

7. Cà phê đã chế biến 51,1 29,4 8. Thủy sản đã chế biến và phụ phẩm 24,5 11,7 9. Thực phẩm chế biến khác 52,7 27,9 10. Bột giấy, sản phẩm giấy và phụ phẩm 24,5 11,7 11. Gỗ đã chế biến và sản phẩm gỗ 9,9 3,8 12. Dƣợc phẩm 4,9 2,3

13. Xà phòng thơm, chất tẩy rửa 53,6 26,3 14. Nƣớc hoa và chất pha chế 41,6 17,5 15. Sản phẩm nhựa khác 35,4 17,8 16. Sơn 19,3 11,1 17. Hóa phẩm khác 11,2 6,0 18. Thiết bị gia đình và phụ tùng 32,6 14,3 19. Xe mô tô, phụ tùng 214,7 126,3 20. Xe đạp và phụ tùng 96,7 35,1 21. Máy có chức năng tổng hợp 7,6 1,7

22. Máy móc chạy điện 17,3 9,3

23. Thảm 66,1 5,8

24. Sản phẩm dệt, thêu 42,6 3,1

25. Sản phẩm da 65,4 24,3

26. Gasoline, chất bôi trơn đã tinh chế 12,6 1,2

Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam đã cắt giảm thuế xuất khẩu với mặt hàng phế liệu kim loại đen và màu theo cam kết vào đầu năm 2008. Nhóm hàng phế liệu kim loại đen (sắt thép) đã đƣợc giảm từ mức 30-40% xuống còn 10- 30%. Nhóm hàng phế liệu kim loại màu giảm từ 40-50% xuống còn 10- 40%. Việc điều chỉnh giảm này hoàn toàn phù hợp với cam kết.

Để thực hiện cam kết với WTO về thuế tiêu thụ đặc biệt với rƣợu và bia, Quốc Hội đã ban hành luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới, có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2010. Trong biểu thuế suất mới, rƣợu và bia đã đƣợc thay đổi theo đúng cách phân loại và đúng lộ trình cam kết.

Bảng 2.2. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt với rƣợu và bia

STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%) 1 Rƣợu a) Rƣợu từ 20 độ trở lên Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 45 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50 b) Rƣợu dƣới 20 độ 25 2 Bia Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 45 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50

Nguồn:Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 27/2008/QH12

Nhƣ vậy, cách phân loại cũng nhƣ mức thuế của rƣợu, bia đã có sự thay đổi rõ rệt. Cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2009, rƣợu đƣợc chia làm ba mức dƣới 20 độ, từ 20 đến 40 độ và trên 40 độ với 3 mức thuế suất lần lƣợt là 20%, 30% và 65%. Tuy nhiên, từ đầu năm 2010, theo đúng nguyên tắc của WTO, ta đã chia rƣợu thành hai loại là có độ cồn dƣới 20 độ và trên 20 độ với

mức thuế suất tƣơng ứng là 25% và 45%. Đặc biệt, đến năm 2013 thì thuế tiêu thụ đặc biệt với rƣợu trên 20 độ sẽ đƣợc áp dụng ở mức 50%.

Luật cũng quy định mức thuế áp dụng chung cho tất cả cả các loại bia, không phân biệt bia hơi, bia tƣơi, bia lon với bia chai là 45% từ năm 2010 đến hết 2012. Từ năm 2013, thuế sẽ tăng lên 50% để đảm bảo không vi phạm cam kết WTO. Nhƣng từ nay đến hết năm 2009, chúng ta vẫn áp dụng mức thuế với bia chai và bia lon là 75% còn bia hơi và bia tƣơi thì giữ ở mức 40%.

Nhìn chung, mức thuế suất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt bƣớc đầu đã đƣợc điều chỉnh phù hợp với các cam kết trong WTO cũng nhƣ các cam kết đa phƣơng và song phƣơng khác.

1.1.1.2. Tình hình thực thi trong lĩnh vực nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngay khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO chúng ta đã giảm thuế với một số mặt hàng nhƣ rau, chè, ngô, thịt, bánh kẹo, rƣợu, bia, nƣớc giải khát với mức giảm từ 20 - 40%.

Bảng 2.3. Các mặt hàng nông nghiệp đã đƣợc giảm thuế ngay đầu năm 2007

STT Mặt hàng Mức độ cắt giảm so với hiện hành

1 Hoa, cây cảnh 25%

2 Một số rau (cà tím, nấm, ớt) 40%

3 Chè 20%

4 Ngô loại đã rang nở 40%

5 Một số dầu thực vật 20-40%

6 Thịt chế biến (hộp) 20%

7 Bánh kẹo các loại 20-30%

8 Bia 20%

Đến năm 2008, để phù hợp với cam kết, chúng ta lại tiếp tục giảm thuế một số mặt hàng nhƣ bia từ 65% xuống 59%; các loại cá giảm từ 30% xuống còn 25-26%; đa số các loại trái cây giảm từ 30% xuống còn 25-26%; riêng ổi, xoài giảm từ 40% xuống 35%; kẹo các loại giảm từ 40% xuống 35-36%; rƣợu mạnh giảm từ 65% xuống 60%; rƣợu vang giảm từ 65% xuống 62% và các mặt hàng khác nhƣ thuốc lá, cà phê, dầu thực vật, thịt chế biến. Việc giảm thuế lần này sẽ tạo điều kiện cho ngƣời tiêu dùng thỏa sức lựa chọn với những mặt hàng phong phú hơn, chất lƣợng cao hơn.

Tuy nhiên, trong năm 2007 và 2008 cùng với việc mở cửa thị trƣờng hàng hóa, chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát trong nƣớc tăng cao. Chính phủ phải tiến hành triển khai một loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và bình ổn giá cả trong nƣớc. Một trong những biện pháp đó là điều chỉnh thuế suất một số mặt hàng nông sản để phù hợp với tình hình kinh tế và đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Vào giữa năm 2008, mặt hàng thịt bò và thịt lợn đều đƣợc giảm từ mức cam kết ban đầu 20% và 30% xuống 12%. Nhƣng ngay sau đó, quyết định số 83/2008/QĐ-BTC ngày 03/10/2008 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã tăng thuế thịt bò lên 17% và thịt lợn lên 27%. Đến cuối năm 2008, thịt lợn lại đƣợc giảm xuống còn 24%, gần với mức chúng ta cam kết với WTO là 25% vào năm 2010.

Thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu, theo cam kết đến năm 2009 giảm còn 18% tuy nhiên năm 2008 ta đã giảm xuống còn 10%. Việc thuế nhập khẩu bị giảm xuống quá thấp nhƣ vậy đã gây ảnh hƣởng đến sản xuất trong nƣớc. Vì thế, để khuyến khích sản xuất trong nƣớc, ổn định giá cả thị trƣờng đồng thời bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng thì ngay đầu năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành thông tƣ 39/2009/TT-BTC về việc sửa đổi mức thuế nhập khẩu ƣu đãi với một số nhóm mặt hàng sữa (trừ sữa bột). Theo thông tƣ, thuế nhập khẩu sữa tƣơi sẽ tăng lên 20% còn thuế nhập khẩu sữa bột vẫn giữ nguyên ở mức hiện nay, từ 10% đến 15%. Nhƣ vậy, mức thuế với một số nguyên liệu

sữa nhập khẩu phổ biến tăng từ 5% đến 13% so với mức hiện hành và về cơ bản cũng không ảnh hƣởng đến giá cả thị trƣờng đồng thời lại phù hợp với cam kết WTO.

Với thuốc lá điếu và xì gà, theo đúng nhƣ cam kết, chúng ta đã bỏ biện pháp cấm nhập khẩu. Ngay sau khi gia nhập, chính phủ đã chỉ định Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) - doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc là nhà nhập khẩu và phân phối duy nhất thuốc lá điếu cũng nhƣ thuốc lá xì gà tại thị trƣờng Việt Nam trong vòng 3 năm đến hết 2009. Đồng thời chính phủ cũng quy định thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu và lƣu thông trên thị trƣờng phải đăng ký bảo hộ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam, tuân thủ các quy định đối với sản phẩm lƣu thông trên thị trƣờng Việt Nam, phải dán tem thuốc lá nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính. Cũng nhƣ phải tuân theo các quy định hiện hành về phân phối, đại lý bán buôn và bán lẻ thuốc lá. Nhãn thuốc lá phải ghi xuất xứ nơi sản xuất, phải ghi nơi tiêu thụ là “cung cấp cho thị trƣờng Việt Nam”. Riêng đối với các nhãn hiệu thuốc lá điếu, xì gà lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam thì phải đƣợc kiểm nghiệm bởi cơ quan Nhà nƣớc trƣớc khi nhập khẩu. Công ty Xuất Nhập Khẩu Thuốc lá là công ty đƣợc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam uỷ quyền thực hiện việc nhập khẩu và phân phối sản phẩm thuốc lá điếu cũng nhƣ xì gà tại Việt Nam. Theo biểu thuế suất ƣu đãi do Bộ Tài Chính ban hành đầu năm 2008, mức thuế suất nhập khẩu hiện hành đối với sản phẩm thuốc lá điếu và xì gà đã đƣợc cắt giảm so với năm 2007, với mức cụ thể nhƣ sau:

 Thuốc lá điếu: 140%  Thuốc xì gà : 125%

Nhƣ vậy, sau 2 năm gia nhập WTO, thuốc lá điếu và xì gà đã đƣợc giảm theo đúng lộ trình cam kết. Thuốc lá điếu giảm từ mức thuế suất 150% lúc gia nhập xuống còn 140%, gần với mức 135% phải thực thi vào năm 2010. Thuế suất gia nhập đối với xì gà cũng giảm đƣợc 25% sau 2 năm.

Việc thực thi theo đúng lộ trình về thuế suất các mặt hàng nông sản trong hơn hai năm qua đã thể hiện việc thực thi nghiêm túc các cam kết với WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa.

1.1.1.3. Tình hình thực thi trong lĩnh vực công nghiệp.

Từ đầu năm 2007, các mặt hàng nằm trong danh sách giảm thuế bao gồm vàng bạc, đá quý, thủy tinh, giày dép, đồ gia dụng, hàng điện tử, điện lạnh, sắt thép, hợp kim, thiết bị lọc nƣớc, máy hút bụi với mức giảm từ 10% đến 25%. Đối với mặt hàng ô tô chở ngƣời, ô tô tải, thuế chỉ còn 80% thay cho mức 90% cũ. Riêng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô tải đã qua sử dụng thì vẫn áp dụng mức 150% hiện hành. Đáng chú ý là mặt hàng dệt may giảm mạnh đến 63% so với hiện tại. Trong đó, nhóm hàng xơ, sợi giảm thuế từ 20% xuống còn 5%, nhóm hàng vải thuế suất giảm từ 40% xuống 12%, nhóm hàng quần áo và đồ may sẵn giảm từ 50% xuống còn 20%. Để thực hiện cam kết, Việt Nam đã cho phép áp dụng mức thuế suất trên với tất cả các nƣớc theo nguyên tắc MFN.

Các ngành khác cũng chịu nhiều ảnh hƣởng từ cạnh tranh với hàng nhập khẩu do việc giảm thuế tác động trực tiếp đến kim ngạch nhập khẩu gồm các sản phẩm gỗ, giấy, ô tô, xe máy, hàng chế tạo khác, sản phẩm hóa chất, đồ nhựa, dệt may và máy móc thiết bị các loại.

Bảng 2.4. Các mặt hàng công nghiệp đƣợc giảm thuế ngay đầu năm 2007

STT Mặt hàng Mức độ cắt giảm so

với hiện hành 1. Mỹ phẩm các loại, xà phòng 20-40% 2. Sản phẩm nhựa dùng trong gia đình 20%

3. Giấy in báo 12%

4. Một số loại giấy in khác, các tông 10-20%

5. Hàng dệt may 63% 6. Giày dép, mũ các loại 20% 7. Gạch ốp 17% 8. Đồ sứ 17-20% 9. Thuỷ tinh, kính 10% 10. Phích nƣớc 17%

11. Đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý, ngọc trai

25%

12. Một số sản phẩm kim loại (xích xe, ống kim loại, dụng cụ cầm tay..)

15-40%

13. Quạt điện 20%

14. Thiết bị lọc nƣớc 20%

15. Một số loại ắc quy 20%

16. Một số linh kiện chính cuả xe ôtô 10-17%

17. Đồng hồ các loại 25%

18. Một số hàng tạp hoá khác 20-25%

Năm 2008, thuế nhập khẩu của các mặt hàng công nghiệp vẫn tiếp tục đƣợc điều chỉnh để phù hợp với lộ trình cam kết. Theo biểu thuế mới, thuế nhập khẩu các mặt hàng mỹ phẩm, điều hòa, máy lạnh, máy khâu, quạt đƣợc giảm từ 40% xuống còn 30%. Các mặt hàng khác nhƣ vàng bạc, giày dép, hàng điện tử, sắt thép, phụ tùng ô tô…cũng tiếp tục đƣợc giảm để phù hợp với cam kết gia nhập WTO.

Riêng mặt hàng ô tô con, theo cam kết trong WTO, Việt Nam phải giảm thuế suất xuống 70% sau 7 năm kể từ khi gia nhập. Nhƣ vậy tới năm 2014 thuế nhập khẩu ô tô sẽ đồng loạt áp dụng mức 70% và đến năm 2017 mức thuế áp dụng cho ô tô chỉ còn 47%. Kể từ khi gia nhập WTO, thuế suất nhập khẩu với ô tô chở ngƣời đã giảm 3 lần từ 90% xuống còn 60% vào cuối năm 2007. Tuy nhiên đến đầu năm 2008 thuế suất đã lần lƣợt tăng từ 60% lên 70% và dừng lại ở mức 83%. Mức thuế này đƣợc coi là phù hợp với các cam kết WTO và tiếp tục đƣợc duy trì cho đến năm 2012. Đối với ô tô tải không quá 5 tấn, chúng ta vẫn cho duy trì mức thuế nhập khẩu là 80% đến năm 2008 và bắt đầu giảm xuống 74% năm 2009.

Theo cam kết thì gia nhập WTO, Việt Nam sẽ giảm dần thuế suất nhập khẩu, giấy in báo, giấy in, viết và các loại giấy khác từ 35% vào năm 2007 xuống còn 20% vào 2012. Để thực thi lộ trình cam kết, đầu năm 2008, thuế nhập khẩu giấy đã giảm 3% xuống còn 32%. Cũng trong năm 2008, Bộ Tài

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 37 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)