Thực hiện cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 78 - 99)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC THI TỐT HƠN CÁC CAM KẾT CỦA

2.1.2. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính

Thực hiện một cách mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục, giấy tờ không thật sự cần thiết nhằm rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp, nhanh chóng đƣa hàng hóa vào kinh doanh. Việc quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng quản lý chuyên ngành nên căn cứ vào tiêu chuẩn kĩ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, các điều kiện hành nghề hơn là dùng giấy phép để hạn chế thƣơng mại. Nhà nƣớc cần công bố công khai mọi quy trình, thời gian giải quyết công việc, ngƣời đảm nhiệm chức vụ ở các cơ quan thuộc bộ máy nhà nƣớc để mọi công dân, mọi doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện. Bên cạnh đó, để thực hiện đƣợc mục tiêu xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”, Nhà nƣớc cần công khai, minh bạch mọi cơ chế quản lý, chính sách. Điều này không những là tiền đề của chống tham nhũng mà còn là điều kiện để tạo ra một thị trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp tự do cạnh tranh, giảm đƣợc chi phí giao dịch và cung cấp đƣợc nhiều sản phẩm với giá cả phải chăng đến tay ngƣời tiêu dùng.

Tiếp tục rà soát các giấy phép kinh doanh hiện hành và điều kiện kinh doanh đối với những ngành có điều kiện. Đơn giản hóa các thủ tục về hoàn thuế, hải quan, xây dựng, hộ khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng quy chế công bố thông tin của các cơ quan nhà nƣớc về các cơ chế, chính sách để giải đáp các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để quy định trách nhiệm và thời gian thực thi cam kết. Sắp xếp lại các cơ quan nhà nƣớc để đảm bảo sự đồng bộ, tạo hiệu quả trong việc xây dựng và thực thi các cam kết.

2.1.3. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước

Nhà nƣớc cần tiếp tục cần đẩy nhanh việc thực hiện chƣơng trình đổi mới và cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Việc sắp xếp lại, đổi mới và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc trong những năm qua đã đem lại những kết quả tích cực. Các doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc cổ phần hóa đều thu đƣợc lợi nhuận cao và tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động.

Phải khẩn trƣơng hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc theo hƣớng hình thành các loại hình công ty nhà nƣớc đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần, kể cả các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nƣớc, tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng nhƣ kết cấu hạ tầng, sản xuất tƣ liệu sản xuất và dịch vụ.

Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của Nhà nƣớc, của tƣ nhân trong và ngoài nƣớc, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tƣ…trong đó nhà nƣớc giữ cổ phần chi phối.

Tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp tƣ nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển hƣớng kinh doanh đảm bảo tính hiệu quả, miễn giảm thuế trong thời gian đầu lập nghiệp, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

2.1.4. Tiếp tục bảo hộ một số ngành hàng cần hỗ trợ

Trong điều kiện cho phép và phù hợp với các quy định của WTO và cam kết của Việt Nam về lộ trình giảm thuế suất nhập khẩu, tiếp tục bảo hộ bằng thuế đối với một số loại ngành hàng cần đƣợc hỗ trợ. Áp dụng linh hoạt các phƣơng pháp tính thuế; tiếp tục nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nhằm bảo vệ sản xuất trong nƣớc tránh khỏi những cạnh tranh không bình đẳng của hàng nhập khẩu. Về các giải pháp phi thuế, chúng ta cần duy trì các chính sách đầu tƣ, ƣu đãi đầu tƣ đang thực hiện không trái với quy định của WTO; bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất

các chính sách đầu tƣ, ƣu đãi đầu tƣ dƣới các hình thức khác nhƣ hỗ trợ nghiên cứu phát triển, giáo dục đào tạo, đầu tƣ cải tiến trang thiết bị.

Về đầu tƣ, tập trung phát triển các sản phẩm trong nƣớc có lợi thế cạnh tranh cả trên thị trƣờng nội địa và thị trƣờng quốc tế. Khắc phục cơ bản tình trạng đầu tƣ dàn trải, thiếu chiến lƣợc dài hạn và đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các ngành, lĩnh vực cần nhiều vốn, có công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng, tiêu hao ít tài nguyên.

Phân loại các mặt hàng thành các nhóm hàng theo những tiêu chí nhất định, nhƣ: hàng hóa thông thƣờng, hàng hóa có tác động quan trọng đến kinh tế - xã hội, hàng hóa của các ngành truyền thống, hàng hóa của các ngành công nghiệp, hàng hóa của các ngành nông nghiệp để có những biện pháp và mức độ bảo hộ phù hợp với cam kết WTO.

2.1.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ chiếm 70% lực lƣợng lao động lại cần cù, chăm chỉ và nhận thức nhanh. Tuy nhiên, nền kinh tế nƣớc ta chƣa hoàn toàn phát triển vì thế lao động chủ yếu vẫn làm việc ở những ngành có năng suất lao động thấp, chƣa đòi hỏi nhiều tri thức. Còn những ngành có lĩnh vực gia tăng lớn, đòi hỏi trình độ cao, Việt Nam vẫn còn rất thiếu. Gia nhập vào WTO, tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ và tay nghề cao hơn để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì thế, đào tạo đội ngũ lao động đƣợc coi là một trong những vấn đề trọng tâm trong bối cảnh hiện nay. Một số định hƣớng để phát triển đội ngũ lao động cho phù hợp với tình hình và nhu cầu của WTO là:

Chấp nhận cơ chế thị trƣờng trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật - công nghệ và dạy nghề để huy động các nguồn lực nhằm phát triển và nâng cao chất lƣợng đào tạo gắn liền với thực hiện đầy đủ cơ chế thị trƣờng trong việc trả lƣơng cho ngƣời lao động. Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao

động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nhất là các chuyên gia đầu ngành. Xây dựng một số trƣờng đại học đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Nhanh chóng xây dựng chiến lƣợc cải cách giáo dục từ nội dung, phƣơng pháp giảng dạy đến chế độ thi cử ở tất cả các cấp. Khuyến khích các chƣơng trình hợp tác, trao đổi với nƣớc ngoài, mời các chuyên gia nƣớc ngoài về giảng dạy trong nƣớc. Đồng thời chúng ta cần tăng cƣờng hợp tác quốc tế về giáo dục, tiếp cận các phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới.

2.1.6. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành nông nghiệp

Khi thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, nông nghiệp là ngành dễ bị ảnh hƣởng và tổn thƣơng nhất. Việc cắt giảm thuế và xóa bỏ các hình thức trợ cấp bị cấm đã gây sức ép cạnh tranh lớn đối với hàng nông sản trong nƣớc. Trong WTO, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện vẫn là sản xuất nhỏ, năng suất, chất lƣợng thấp; trong khi đó, nhiều thành viên của WTO có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao. Nông nghiệp Mỹ, nông nghiệp Tây và Bắc Âu, nông nghiệp một số nƣớc Châu Á đều đã phát triển. Vì thế để hạn chế các tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi tốt hơn các cam kết với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, Nhà nƣớc và ngành nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, Nhà nƣớc cần tiến tới một phƣơng án mang tính cơ bản, lâu dài với tính cách là một “chiến lƣợc” hoàn chỉnh đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chính sách đó cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhƣng đƣợc đặt trong điều kiện thực tiễn mới - các nội dung đã cam kết của nƣớc ta khi gia nhập WTO và đã đến thời điểm thực hiện, đồng thời tính đến những vấn đề thực tế của nông nghiệp nƣớc ta hiện nay. Nội dung cốt lõi của “chiến lƣợc” này phải bao hàm các vấn đề: khắc phục nếp nghĩ, cách làm của ngƣời nông dân sản xuất nhỏ; xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích phát triển nông

nghiệp, chính sách phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; chính sách về tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, phát triển nông nghiệp sinh thái, phát triển làng nghề; những chủ trƣơng lớn về đổi mới, nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng môi trƣờng văn hoá mới với một hệ thống những điều kiện đảm bảo tính khả thi tƣơng ứng.

Thứ hai, Nhà nƣớc cần có biện pháp tích cực và quyết liệt nhằm khắc phục cách nghĩ, cách làm, cách sống “tiểu nông” của ngƣời nông dân trong quá trình hội nhập. Tuy hơn hai năm thực thi cam kết, cách suy nghĩ của ngƣời nông dân đã phần nào thay đổi nhƣng vẫn chƣa hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng ở cấp độ toàn cầu. Vì thế, bằng các biện pháp tích cực, không bị ràng buộc bởi các cam kết WTO, Nhà nƣớc có thể giúp nông dân bằng con đƣờng nhƣ: đổi mới và nâng cao chất lƣợng các hoạt động khuyên nông, khuyến ngƣ, khuyến lâm; thực hiện phát triển lực lƣợng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kết cấu hạ tầng; nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực khu vực nông thôn; xây dựng môi trƣờng văn hoá tiến bộ lành mạnh ở khu vực nông thôn nhằm giúp nông dân thoát dần ảnh hƣởng của tâm lý tiểu nông, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Thứ ba, phát huy vai trò quản lý của Nhà nƣớc, tranh thủ thời gian để thay đổi những tập quán sản xuất, kinh doanh không phù hợp với xu hƣớng hội nhập. Bên cạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp; ngƣời nông dân phải có các biện pháp giữ gìn, bảo vệ thƣơng hiệu các sản phẩm nông nghiệp hiện đã đƣợc xác lập của Việt Nam nhƣ: gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cá da trơn; gắn thƣơng hiệu với tiêu chuẩn môi trƣờng; đồng thời phải giữ vững chữ tín trong kinh doanh.

Thứ tư, khai thác tối đa những ƣu đãi của WTO đối với các nƣớc thành viên thuộc diện đang phát triển để nông nghiệp, nông thôn và nông dân hội

nhập có hiệu quả. Vào một “sân chơi” với các luật lệ đã có sẵn, chúng ta thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình, đồng thời cần khai thác triệt để các quyền đƣợc hƣởng, nhằm phục vụ lợi ích quốc gia. Là một trong những nƣớc đang phát triển, theo luật của WTO và các cam kết đã thỏa thuận, Việt Nam đƣợc hƣởng ƣu đãi về: quyền đƣợc mở rộng thƣơng mại, xuất khẩu, thu hút vốn nƣớc ngoài, nâng cao ý thức cạnh tranh, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế, nâng cao mức sống và quyền đƣợc hƣởng những ƣu đãi đối với các các nƣớc đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Nhƣ vậy, các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc cần thông tin rõ, cụ thể và có biện pháp khai thác một cách có lợi nhất những ƣu đãi đƣợc hƣởng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, để trên cơ sở đó, Nhà nƣớc ban hành những chính sách phù hợp với đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn và nông dân nƣớc ta hiện nay, giúp họ hội nhập vào nền kinh tế thế giới có hiệu quả.

Thứ năm, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, từng bƣớc chuyển lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đƣa các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, yêu cầu đào tạo không cao về nông thôn, phát triển các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, nhà nƣớc cũng cần tăng ngân sách đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn cùng với việc dành toàn bộ các nguồn vốn hỗ trợ trƣớc đây cho khuyến khích xuất khẩu nông sản để đầu tƣ phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn. Nhà nƣớc hỗ trợ việc xây dựng hệ thống kho tàng, cơ sở bảo quản, phơi sấy nhằm giảm hao hụt, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm sau thu hoạch, tạo điều kiện điều tiết lƣợng hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng nhằm ổn định giá cả, phát triển chợ nông thôn.

Thứ sáu, Nhà nƣớc đứng ra giúp đỡ thành lập một hiệp hội nông nghiệp hữu hiệu cho nhà nông. Thực tế khi gia nhập WTO, ngƣời nông dân phải trực tiếp đƣơng đầu với một sức ép lớn buộc họ phải thay đổi tƣ duy và thói quen làm việc. Hiện đại hóa nông thôn nhờ đó mà phát triển. Tuy nhiên, một số

nông dân lại không có khả năng thích nghi với điều kiện sản xuất mới. Mặc dù Nhà nƣớc chƣa có khả năng hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ngay nhƣng có thể giúp nông dân tổ chức những hiệp hội để nhà nông - nhà kinh doanh - nhà hợp tác làm việc, qua đó chuyển giao kỹ thuật, công nghệ hoặc yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

2.1.7. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành công nghiệp

Thứ nhất, dể thực thi tốt hơn các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, chúng ta đã tiến hành cắt giảm thuế và hàng rào bảo hộ với nhiều ngành công nghiệp. Vì thế, để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng công nghiệp, chúng ta cần xác định đúng năng lực cạnh tranh của hàng hóa công nghiệp trên cả hai phƣơng diện: thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế. Đối với hàng trong nƣớc, yêu cầu hàng hóa có giá rẻ, chất lƣợng không kém nhiều so với hàng hóa nhập khẩu cùng loại. Còn đối với hàng hóa tiêu thụ trên thị trƣờng quốc tế, yêu cầu cao hơn về chất lƣợng, sự độc đáo, khả năng thay đổi mẫu mã nhanh, khả năng cung cấp ổn định và nhiều yêu cầu khác quy định bởi các rào cản kỹ thuật cũng phải đáp ứng.

Nhóm hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh tƣơng đối tốt của ta là hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, gỗ…Các sản phẩm sử dụng nhiều lao động và có lợi thế so sánh cao vốn là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian dài lợi thế về các nhóm sản phẩm này sẽ giảm và ngành công nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu không nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp cao, sử dụng nhiều hàm lƣợng tri thức.

Thứ hai, chúng ta cần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, khai thác năng lực toàn ngành nhằm duy trì mức tăng trƣởng sản xuất hợp lý. Tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, có khả năng mở rộng thị trƣờng. Cần có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hƣớng gia tăng các sản phẩm có hàm lƣợng chế biến, các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. Quan

tâm khai thác các mặt hàng sử dụng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động nhƣ chế biến nông, lâm, thủy sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Theo phƣơng hƣớng ƣu tiên từng ngành hàng chủ lực hay từng doanh nghiệp có vai trò trọng yếu, cần xây dựng và thực hiện chƣơng trình sản xuất kinh doanh thích hợp. Cùng với các ngành hàng, mỗi địa phƣơng

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 78 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)