Thúc đẩy tiến trình hoàn thiện hệ thống, cơ chế pháp luật

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 76 - 78)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC THI TỐT HƠN CÁC CAM KẾT CỦA

2.1.1. Thúc đẩy tiến trình hoàn thiện hệ thống, cơ chế pháp luật

Để thực hiện tốt hơn các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, nhà nƣớc cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý.

 Áp dụng các chính sách để hạn chế nhập siêu và thâm hụt thƣơng mại, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nƣớc ;

 Cần tiếp tục thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và tƣ duy trong xây dựng chính sách và điều hành quản lý nhà nƣớc theo hƣớng từ trực tiếp, hành chính, mệnh lệnh sang gián tiếp thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chí và các đòn bẩy kinh tế ;

 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế hiện hành; nghiên cứu xây dựng một môi trƣờng pháp lý chung chặt chẽ nhƣ chế độ quản lý kế toán, chế độ quản lý thanh toán... để ngăn chặn gian lận thƣơng mại ;

 Nâng cao khả năng quản lý đối tƣợng nộp thuế, tạo điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý thuế, thực hiện chuyên môn hoá cao trong các khâu công việc ;

 Củng cố và phát triển hệ thống hải quan Việt Nam về cơ cấu và năng lực tổ chức thực hiện, về mức độ tự động hoá và trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo tinh thần của Luật Hải quan và các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan. Điều này vừa tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại quốc tế, vừa giúp triển khai có hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại ;

 Chính sách và thực tế chi tiêu của Chính phủ cần phải công khai, minh bạch theo đúng thông lệ quốc tế. Tăng cƣờng kiểm soát chi, đảm bảo chi ngân sách nhà nƣớc tiết kiệm, hiệu quả. Đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo thông tin, bảo đảm hoạt động kinh doanh phải công khai, minh bạch. Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát tài chính, đảm bảo lành mạnh hoá tài chính và an ninh tài chính quốc gia trong tiến trình hội nhập ;  Xây dựng thể chế và cơ chế theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc triển khai Chƣơng trình hành động của Chính phủ và các

chƣơng trình hành động của bộ, ngành và địa phƣơng sao cho thiết thực, hiệu quả và phù hợp với thực tế của bộ, ngành và địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)