Triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 87 - 88)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC THI TỐT HƠN CÁC CAM KẾT CỦA

2.2.1. Triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp

Tái cơ cấu đƣợc coi là biện pháp lâu dài và định hƣớng có tính chiến lƣợc cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tái cơ cấu doanh nghiệp chính là việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, bằng cách xây dựng lại sơ đồ cơ cấu tổ chức, thay đổi các phòng ban chức năng với những tên gọi mới. Tái cơ cấu còn quan tâm đến tính hệ thống và chuyên nghiệp trong phƣơng thức thực hiện, phối hợp và điều hành công việc. Các đề án tái cơ cấu doanh nghiệp vẫn đang đƣợc triển khai khá rộng ở Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam tiến hành thực thi các cam kết với WTO. Các mô hình công ty mẹ - công ty con, mô hình tập đoàn không còn là mới mẻ nữa. Các doanh nghiệp đã chủ động đón nhận một cuộc chơi bình đẳng trong xu thế hội nhập. Có những doanh nghiệp đã kịp đổi mới, thích nghi mới môi trƣờng cạnh tranh nhƣng cũng có những doanh nghiệp chƣa đủ khả năng để đối mặt với các thử thách mới. Vì thế, để đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp một cách sâu rộng và đồng bộ, các doanh nghiệp Việt Nam cần:

Thứ nhất, tổ chức mời đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm phổ biến những quan điểm về tái cơ cấu doanh nghiệp cho các thành viên trong công ty để mọi ngƣời nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này. Đồng thời quán triệt về nhận thức và hành động trong các đơn vị thành viên để việc triển khai tái cơ cấu đƣợc thực hiện đúng thời điểm, đúng trọng tâm và đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, cần đào tạo và trang bị cho đội ngũ lao động những kiến thức cần thiết để có khả năng thích ứng với mô hình mới, vấn đề mới sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp. Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp bao gồm tái cơ cấu tổ chức và quản lý, tái cơ cấu tài sản, sản phẩm, thị trƣờng, lao động...Việc cắt giảm hay thuyên chuyển lao động giữa các đơn vị sản xuất hay các phòng ban sẽ gây ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời lao động. Khi ngƣời lao động không kịp thích nghi với mô hình mới, công ty sẽ làm ăn không hiệu quả. Vì thế, để tránh tình trạng này, doanh nghiệp cần cung cấp cho ngƣời lao động những

thông tin cần thiết liên quan đến lợi ích và trách nhiệm của họ, để họ có kế hoạch chủ động trong công việc. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tổ chức tập huấn, trang bị những kiến thức cần thiết với vị trí công việc mới của ngƣời lao động để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ ba, tái cơ cấu phải đúng lúc thì mới đạt hiệu quả cao nhất. Các doanh nghiệp cần tích cực phân tích tình hình sản xuất kinh doanh nội bộ cũng nhƣ tình hình đối thủ cạnh tranh và môi trƣờng kinh doanh để nắm bắt thời cơ tái cơ cấu.

Nhƣ vậy, tái cơ cấu là một trong những nhân tố bƣớc đầu tạo nên thành công cho doanh nghiệp trong giai đoạn Việt Nam thực thi các cam kết với WTO về mở cửa thị trƣờng hàng hóa.

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)