Tác động tới lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 62 - 64)

II. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚ

2.2.1. Tác động tới lĩnh vực nông nghiệp

Thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, hàng nông sản của ta có thêm nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trƣờng thế giới, đặc biệt là các sản phẩm có chất lƣợng cao, giá cả phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng hơn, thị trƣờng sẽ mở rộng cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, qua đó thúc đẩy sản xuất, góp phần tăng trƣởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Việt Nam có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh đƣợc những xử kiện thiếu công bằng mà Việt Nam đã từng gặp phải trƣớc đây khi xuất hàng vào các thị trƣờng nƣớc ngoài.

Việc xóa bỏ các rào cản thƣơng mại, xây dựng các chính sách trong nƣớc phù hợp với thông lệ quốc tế đã tạo sức hút với các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam cũng có cơ hội tham gia vào các chƣơng trình hợp tác khoa học và công nghệ, thu hút đầu tƣ, từ đó nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Tác động tiêu cực của việc thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa đối với nền nông nghiệp là mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hàng nông sản nhập khẩu chế biến cũng nhƣ chƣa chế biến với chất lƣợng cao và giá tƣơng đối rẻ sẽ khiến cho các nhà sản xuất trong nƣớc mất dần thị phần với ngay cả với những nông sản truyền thống và có thị trƣờng trong nƣớc.

Trong hai năm qua, thị trƣờng nông sản Việt Nam đã có nhiều biến động. Trong năm 2008, mặc dù đứng trƣớc những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, tốc độ lạm phát cao kỉ lục, chi phí sản xuất cao nhƣng thƣơng mại nông sản của nƣớc ta sáu tháng đầu năm vẫn đạt đƣợc những thành tích ấn tƣợng. Nửa đầu năm 2008, Việt Nam đã thu về 7,65 tỷ USD từ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu nông sản chiếm tỉ lệ cao nhất trên 4,2 tỷ USD, tăng 31%, xuất khẩu lâm sản đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng 21% và thủy sản 1,9 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2007. Những ngành hàng vốn là thế mạnh của thƣơng mại nông sản Việt Nam nhƣ Gạo, Cà phê, Điều, Tiêu, Thủy sản, Gỗ & sản phẩm gỗ tiếp tục phát huy vai trò trong xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình thị trƣờng về cuối năm đã diễn biến theo hƣớng không có lợi, do bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Giá của hầu hết các loại nông sản xuất khẩu đều giảm mạnh so với thời điểm đầu năm. Thị trƣờng nông sản phụ thuộc vào nhiều các yếu tố căn bản của cung cầu nhƣ sản xuất, dự trữ, tiêu dùng và các yếu tố nhạy cảm khác nhƣ tỷ giá, chính sách, giá dầu, diễn biến thời tiết. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ảnh hƣởng đến suy giảm giá khác nhau tùy từng ngành hàng. Suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính làm cho các quỹ đầu cơ rút tiền khỏi các hoạt động đầu tƣ dẫn đến giảm cầu tức thời trên các thị trƣờng kỳ hạn, làm cho giá giảm đột ngột. Đây chính là nguyên nhân chính tác động đến sự giảm sút tức thời của thị trƣờng hàng nông sản thế giới. Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh so với

đồng Euro cũng gây sức ép lên giá nông sản thế giới. Những hiện tƣợng này trƣớc đây chƣa từng xảy ra, đó là biến động của thị trƣờng tài chính lan sang thị trƣờng nông sản với tốc độ nhanh và phạm vi sâu rộng. Sự suy giảm của thị trƣờng thế giới đã phần nào ảnh hƣởng tới tình hình xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Mặc dù vậy, nhìn chung cả năm 2008, xuất khẩu nông sản vẫn đạt đƣợc những thành công đáng kể. Sản lƣợng xuất khẩu giảm song kim ngạch tăng mạnh là xu hƣớng chung của hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam nhƣ cà phê, cao su, gạo, tiêu, chè [23]

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)