Tác động đến doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 60 - 99)

II. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚ

2.1.2.Tác động đến doanh nghiệp

Việc mở cửa thị trƣờng nội địa, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với các sản phẩm nhƣ máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đã tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng đến với các doanh nghiệp trong nƣớc với mức giá hợp lý hơn. Nhờ đƣợc cung cấp nguồn lực tốt hơn mà các doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất và nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, đối với các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp và kinh doanh các sản phẩm thay thế nhập khẩu, việc cắt giảm thuế và giảm các rào cản bảo hộ sẽ gây ra sức ép cạnh tranh lớn buộc các doanh nghiệp phải đổi mới để tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp nào theo kịp với xu hƣớng hội nhập sẽ tồn tại và thu đƣợc nhiều lợi nhuận từ việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu và cung cấp hàng hóa. Hơn nữa, khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp có điều kiện xuất khẩu hàng hóa ra nhiều thị trƣờng, có chính sách kinh doanh ổn định, có quyền tiếp cận kịp thời các thông tin cần thiết.

Tuy nhiên, do sự cạnh tranh tăng lên, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ việc thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa. Việc mở cửa thị trƣờng dẫn đến cạnh tranh tăng lên, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh cả trên thị trƣờng thế giới. Theo cam kết gia nhập WTO, nhiều khoản trợ cấp hoặc có tính chất trợ cấp của Chính phủ cho một số ngành trƣớc đây buộc phải bãi bỏ. Các ƣu đãi về vốn, về tín dụng, các

khoản hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất kinh doanh đối với ngành dệt may, ƣu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hóa đối với ngành cơ khí, thƣởng xuất khẩu theo thành tích xuất khẩu đối với thị trƣờng mới và mặt hàng mới... đã bãi bỏ ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Điều này càng làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.

Quy mô của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, năng lực tài chính yếu kém, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý trong môi trƣờng cạnh tranh quốc tế còn có hạn, các doanh nghiệp lại thiếu sự liên kết và chỉ tham gia đƣợc vào các khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hầu hết các ngành hàng. Vì vậy, mặc dù nhiều ngành hàng của chúng ta đứng thứ hạng cao trong xuất khẩu nhƣ hồ tiêu, điều, gạo, cà phê, cao su, hàng dệt may...nhƣng do chúng ta chƣa tham gia đƣợc vào các khâu có giá trị gia tăng cao nên buộc phải lệ thuộc vào các trung gian thƣơng mại nƣớc ngoài. Ngoài ra, năng lực nghiên cứu và thiết kế, khả năng đổi mới công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp còn rất hạn chế, lực lƣợng lao động có trình độ cao không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển.

Mặc dù các hàng rào phi thuế quan đã đƣợc cắt giảm đối với một số mặt hàng và một số thị trƣờng, nhƣ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng Hoa Kỳ và EU...nhƣng chúng ta vẫn phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật mới ngày càng tinh vi hơn theo các quy định riêng của một số nƣớc. Các mặt hàng thủy sản và nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị cản trở bởi những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Những mặt hàng công nghiệp chế biến và cơ khí luôn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá nhƣ hàng dệt may, giày dép, xe đạp, nan hoa, lò xo...

2.1.3. Tác động tới người tiêu dùng

Việc thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO thực tế đã có những tác động tích cực tới ngƣời tiêu dùng. Khi thuế nhập khẩu giảm, hàng nhập khẩu vào Việt Nam đa dạng và phong phú hơn, ngƣời tiêu dùng sẽ thỏa sức

lựa chọn những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của mình. Đồng thời, áp lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải cải tiến công nghệ, đầu tƣ vào nghiên cứu các sản phẩm mới, hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng. Vì thế, ngƣời tiêu dùng lại có cơ hội mua đƣợc những sản phẩm giá rẻ mà chất lƣợng cao hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, gia nhập WTO đúng vào thời điểm kinh tế thế giới suy thoái cũng tác động tiêu cực đến ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Lạm phát tăng nhanh, giá cả các mặt hàng trong nƣớc đều tăng khiến sức mua của ngƣời tiêu dùng giảm mạnh. Mặt hàng lƣơng thực thực phẩm tăng cao khiến đời sống ngƣời dân bị ảnh hƣởng trực tiếp. Các mặt hàng điện tử cũng nhƣ các mặt hàng khác chƣa đƣợc giảm giá nhƣ kì vọng của ngƣời tiêu dùng.

2.2. Tác động tới các ngành kinh tế

2.2.1. Tác động tới lĩnh vực nông nghiệp

Thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, hàng nông sản của ta có thêm nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trƣờng thế giới, đặc biệt là các sản phẩm có chất lƣợng cao, giá cả phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng hơn, thị trƣờng sẽ mở rộng cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, qua đó thúc đẩy sản xuất, góp phần tăng trƣởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Việt Nam có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh đƣợc những xử kiện thiếu công bằng mà Việt Nam đã từng gặp phải trƣớc đây khi xuất hàng vào các thị trƣờng nƣớc ngoài.

Việc xóa bỏ các rào cản thƣơng mại, xây dựng các chính sách trong nƣớc phù hợp với thông lệ quốc tế đã tạo sức hút với các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam cũng có cơ hội tham gia vào các chƣơng trình hợp tác khoa học và công nghệ, thu hút đầu tƣ, từ đó nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Tác động tiêu cực của việc thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa đối với nền nông nghiệp là mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hàng nông sản nhập khẩu chế biến cũng nhƣ chƣa chế biến với chất lƣợng cao và giá tƣơng đối rẻ sẽ khiến cho các nhà sản xuất trong nƣớc mất dần thị phần với ngay cả với những nông sản truyền thống và có thị trƣờng trong nƣớc.

Trong hai năm qua, thị trƣờng nông sản Việt Nam đã có nhiều biến động. Trong năm 2008, mặc dù đứng trƣớc những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, tốc độ lạm phát cao kỉ lục, chi phí sản xuất cao nhƣng thƣơng mại nông sản của nƣớc ta sáu tháng đầu năm vẫn đạt đƣợc những thành tích ấn tƣợng. Nửa đầu năm 2008, Việt Nam đã thu về 7,65 tỷ USD từ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu nông sản chiếm tỉ lệ cao nhất trên 4,2 tỷ USD, tăng 31%, xuất khẩu lâm sản đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng 21% và thủy sản 1,9 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2007. Những ngành hàng vốn là thế mạnh của thƣơng mại nông sản Việt Nam nhƣ Gạo, Cà phê, Điều, Tiêu, Thủy sản, Gỗ & sản phẩm gỗ tiếp tục phát huy vai trò trong xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình thị trƣờng về cuối năm đã diễn biến theo hƣớng không có lợi, do bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Giá của hầu hết các loại nông sản xuất khẩu đều giảm mạnh so với thời điểm đầu năm. Thị trƣờng nông sản phụ thuộc vào nhiều các yếu tố căn bản của cung cầu nhƣ sản xuất, dự trữ, tiêu dùng và các yếu tố nhạy cảm khác nhƣ tỷ giá, chính sách, giá dầu, diễn biến thời tiết. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ảnh hƣởng đến suy giảm giá khác nhau tùy từng ngành hàng. Suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính làm cho các quỹ đầu cơ rút tiền khỏi các hoạt động đầu tƣ dẫn đến giảm cầu tức thời trên các thị trƣờng kỳ hạn, làm cho giá giảm đột ngột. Đây chính là nguyên nhân chính tác động đến sự giảm sút tức thời của thị trƣờng hàng nông sản thế giới. Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh so với

đồng Euro cũng gây sức ép lên giá nông sản thế giới. Những hiện tƣợng này trƣớc đây chƣa từng xảy ra, đó là biến động của thị trƣờng tài chính lan sang thị trƣờng nông sản với tốc độ nhanh và phạm vi sâu rộng. Sự suy giảm của thị trƣờng thế giới đã phần nào ảnh hƣởng tới tình hình xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Mặc dù vậy, nhìn chung cả năm 2008, xuất khẩu nông sản vẫn đạt đƣợc những thành công đáng kể. Sản lƣợng xuất khẩu giảm song kim ngạch tăng mạnh là xu hƣớng chung của hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam nhƣ cà phê, cao su, gạo, tiêu, chè [23]

2.2.2. Tác động tới lĩnh vực công nghiệp

Những tác động tích cực của việc thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa tới ngành công nghiệp thể hiện chủ yếu ở ba mặt: mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp, các ngành kinh tế đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Cắt giảm thuế trƣớc hết sẽ tác động đến giá nguyên liệu là đầu vào của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu nhập khẩu rẻ hơn, sẽ sản xuất đƣợc những mặt hàng với mức giá cạnh tranh hơn, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngƣợc lại, việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu sẽ tác động tích cực tới các doanh nghiệp sản xuất, tạo vốn để họ có điều kiện tái đầu tƣ, nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, trong điều kiện giá nguyên liệu nhập khẩu giảm. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với phát triển kinh tế của nƣớc ta bởi xuất khẩu công nghiệp chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Khi thực thi các cam kết trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa với WTO, các doanh nghiệp và hàng hóa của Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử so với các doanh nghiệp và hàng hóa của các nƣớc khác. Trong quá trình xuất khẩu, nếu có khả năng dẫn đến những tranh chấp thƣơng mại, doanh nghiệp

Việt Nam cũng đƣợc đối xử bình đẳng hơn, không còn lo bị xử ép hay bị áp đặt hạn ngạch nhƣ trƣớc đây. Năng lực sản xuất kinh doanh của các ngành hàng cũng đƣợc cải thiện một cách đáng kể. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các hàng sử dụng nhiều lao động nhƣ dệt may, da giày, đồ du lịch, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ.

Sản phẩm gỗ là mặt hàng đã khẳng định đƣợc vị trí vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, ngoài các thị trƣờng tiềm năng nhƣ Nhật Bản, EU, đồ gỗ Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trƣờng Mỹ do thuế suất nhập khẩu vào Mỹ thấp. Sản phẩm nhựa là mặt hàng đƣợc đánh giá có khả năng cạnh tranh cao do tiếp cận đƣợc với công nghệ hiện đại, có thị trƣờng rộng lớn và không quá khó để thâm nhập, đồng thời xuất khẩu mặt hàng này đƣợc hƣởng mức thuế thấp hoặc đƣợc đối xử ngang bằng nhƣ các nƣớc xuất khẩu khác ở hầu hết các thị trƣờng. Dây điện và cáp điện cũng là một trong những mặt hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu lớn do xu hƣớng đầu tƣ của các doanh nghiệp trong nƣớc và FDI khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, may mặc và da giày vẫn là hai mặt hàng mũi nhọn xuất khẩu của ta.

Ngành may mặc có tốc độ tăng trƣởng kim ngạch nhanh sau hai năm thực thi cam kết với WTO bởi theo hiệp định đa sợi MFA, các nƣớc nhập khẩu sẽ không đặt ra hạn ngạch đối với hàng dệt và may mặc của nƣớc ta trong vòng mƣời năm. Ngành may Việt Nam có cơ hội phát triển, trang thiết bị đƣợc đổi mới và hiện đại hoá đến 90%, có khả năng sản xuất đƣợc các loại sản phẩm phức tạp, chất lƣợng cao hơn. Nếu năm 2001, Việt Nam chƣa có tên trong danh sách 25 nƣớc xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu vào thị trƣờng Mỹ thì đến nay sau hơn hai năm trở thành thành viên của WTO, hàng dệt may Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ đã đứng vị trí thứ ba - chỉ sau Trung Quốc và Mexico. Tổng kim ngạch hàng dệt may năm 2008 đạt 9,1 tỉ USD.

Thực thi các cam kết với WTO tạo nhiều cơ hội phát triển cho ngành da giày nhƣ gia tăng luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản

lý...Hiện nay, Việt Nam là nƣớc xuất khẩu giày dép đứng thứ tƣ thế giới. Thông qua mở rộng sản xuất, đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu và tăng cƣờng hàm lƣợng giá trị tạo mới của sản phẩm xuất khẩu, lƣợng giày dép xuất khẩu dự kiến đạt kim ngạch 5,6 tỉ USD vào năm 2010, bình quân tăng 11,9 %/ năm. Thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng của nhóm mặt hàng này là các nƣớc phát triển có sức mua lớn nhƣ Mỹ, EU, Canađa, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ôxtrâylia. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể khai thác các thị trƣờng có sức mua không lớn nhƣng chấp nhận hàng hoá phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam nhƣ Inđônêxia, Malaixia, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Nga, các nƣớc Đông Âu cũ...

Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại cho ngành công nghiệp điện tử những cơ hội lớn nhƣ tăng cƣờng khả năng thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu do thị trƣờng thế giới và khu vực đƣợc mở rộng và vị thế cạnh tranh bình đẳng hơn. Môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ của ngành cũng đƣợc cải thiện, hành lang pháp lý minh bạch dẫn đến sức cạnh tranh lành mạnh hơn, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hàng năm khoảng 20% đến 30%. Từ những lắp ráp đơn giản, Việt Nam đã phát triển từng bƣớc và bƣớc đầu sản xuất phụ tùng, linh kiện xuất khẩu cũng nhƣ nghiên cứu thiết kế đƣợc một số sản phẩm thƣơng hiệu Việt đƣợc bạn hàng quốc tế tin dùng. Về cơ bản, các sản phẩm điện tử và công nghệ đã thoả mãn đƣợc nhu cầu của thị trƣờng nội địa và phát triển xuất khẩu.

Bên cạnh việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa còn mang lại những cơ hội cho các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp mở rộng thị trƣờng cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp, các ngành kinh tế trong và ngoài nƣớc. Hàng hóa đƣợc cung cấp trên nhiều thị trƣờng nhờ thế mà doanh nghiệp không quá phụ thuộc vào một thị trƣờng nào, giúp phân tán rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra, một

trong những yếu tố mang tính tích cực do thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa mang lại là: do phải cạnh tranh với hàng hóa nƣớc ngoài, sức ép tồn tại để tránh thua lỗ, tránh phá sản sẽ là động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp, các ngành kinh tế trong nƣớc phải nâng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng hàng hóa và khả năng cạnh tranh. Việt Nam cũng sẽ có thêm cơ hội thu hút dòng đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp từ nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp trong nƣớc đồng thời có thêm cơ hội tiếp cận trình độ quản lý và công nghệ kỹ thuật mới.

Tuy nhiên, thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, thuế suất nhập khẩu và khả năng bảo hộ của nhà nƣớc cho các

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá thực trạng tác động và định hướng (Trang 60 - 99)