Như đã phân tích ở trên, các NHTMVN hiện nay còn non yếu về nhiều mặt, năng lực tài chính yếu kém và mức độ rủi ro hoạt động ngân hàng cao, chất lượng tài sản có thấp, vốn tự có thấp hơn nhiều so với qui mô tài sản, khả năng tăng vốn tự có gặp nhiều khó khăn, các chỉ số an toàn hoạt động theo thông lệ quốc tế chưa đáp ứng được, trình độ kinh doanh còn non yếu, chủ yếu là độc canh tín dụng, chất lượng, số lượng các sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của số đông dân cư. Cơ cấu tổ chức bộ máy cồng kềnh, màng lưới kênh phân phối chưa được phát triển hợp lý, trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu kinh doanh theo cơ chế thị trường và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Quản trị điều hành còn yếu kém và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thời gian gần đây thực trạng của các NHTMVN cũng có nhiều chuyển biến đáng kể nhất là khi nhà nước có chủ trương cơ cấu lại các NHTMNN với nhiệm vụ trọng tâm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các NHTMVN. Đến nay, sau một thời gian thực hiện tái cơ cấu, tình hình tài chính của các NHTMNN đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Tổng số vốn điều lệ của các NHTMNN đạt 19.000 tỷ đồng gấp hơn 3 lần so với thời điểm 31/12/2000 (khoảng hơn 6.000 tỷ), cải thiện đáng kể tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTMNN, từ bình quân 3% vào năm 2000 tăng lên 4.4%. Nợ tồn đọng phát sinh trước thời điểm 31/12/2000 đã cơ bản được xử lý, góp phần làm trong sạch bảng cân đối kế toán và giảm tỷ lệ nợ xấu đang hạch toán nội bảng cân đối kế toán của các NHTMNN. Với kết quả cơ cấu tài chính trong thời gian vừa qua có thể khẳng định tình hình tài chính của các NHTMNN hiện nay đã được cải thiện rất nhiều. Trong tương lai có thể đánh giá các NHTMVN có khả năng vươn xa hơn nữa để trở thành những tập đoàn
- 67 -
tài chính đáp ứng với nhu cầu vốn của nền kinh tế. Vấn đề xây dựng tập đoàn tài chính-ngân hàng đối với NHTMVN là vấn đề cấp thiết và tất yếu, phù hợp với sự đổi mới trong chỉ đạo của Chính phủ đối với việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời trước sức ép của tiến trình hội nhập buộc các NHTM phải liên kết theo chiều rộng và chiều sâu để tạo nên sức mạnh cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
3.3. Định hƣớng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam.
Định hướng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trong giai đoạn 2006 - 2015 tập trung vào thúc đẩy tiến độ cổ phần hoá toàn bộ các NHTMNN trong giai đoạn 2006 - 2007 để thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. Hỗ trợ các cơ chế, điều kiện cần thiết để các NHTM chủ động nâng cao năng lực tài chính, tăng cường đổi mới quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu, soạn thảo Luật/văn bản dưới Luật về tập đoàn tài chính - ngân hàng trong đó có quy định về: Hệ số đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (CAR); Quy định về tài trợ vốn huy động dân cư và các TCKT cho các đơn vị thành viên phi ngân hàng; Quy định về bán chéo sản phẩm; Quy định về chia sẻ thông tin...
- Xây dựng khung pháp lý về hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (xác định tỷ lệ % vốn cổ phần tối thiểu khi giao dịch phải qua phê chuẩn của NHNN và Bộ tài chính).
- Xác lập các tiêu chí để thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng. Bên cạnh việc yêu cầu TCTD khi nộp đơn đề nghị thành lập Tập đoàn phải thoả mãn các yêu cầu hệ số CAR, tỷ lệ nợ xấu theo thông lệ quốc tế, còn cần quy định tính minh bạch trong công bố thông tin tài chính: được tổ chức quốc tế
- 68 -
định hạng tín nhiệm (Investment Grade) và phải niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước (Floatation)
- Quy định rõ ràng về tiêu chí, điều kiện cho phép các tập đoàn kinh tế hiện có mua lại, thành lập mới các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi (ngân hàng),hoặc các công ty chứng khoán, bảo hiểm nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định trong vận hành của thị trường tài chính.
- Giám sát hoạt động của các NHTM và các đơn vị thành viên phi ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống; đồng thời cũng phải đảm bảo quyền lợi của khách hàng trong quá trình sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng và các công ty trực thuộc.
- Cân nhắc khả năng các cơ quan quản lý nhà nước (SBV, MOF) có thể cho phép tích hợp giám sát và kết hợp các quy định pháp lý đối với các đơn vị thành viên của tập đoàn hay không?
- Xác định rõ những yêu cầu hay những hạn chế đối với việc một đơn vị thành viên của tập đoàn có sự hỗ trợ về tính thanh khoản đối với một thành viên khác trước những khó khăn về tài chính. Nếu Chính phủ thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho một công ty trực thuộc của tập đoàn.
- Trên cơ sở nền tảng pháp lý, các tiêu chí và điều kiện đã xây dựng, thực hiện cho phép thí điểm một số ngân hàng mạnh hiện đang hoạt động hiệu quả chuyển đổi phương thức hoạt động theo hình thức tập đoàn tài chính - ngân hàng trên cơ sở đề xuất tự nguyện của các ngân hàng và các yếu tố thoả mãn các điều kiện, tiêu chí đã xác định.
- Tổng kết đánh giá TCTD thực hiện thí điểm chuyển đổi mô hình để cấp giấy phép hoạt động cho tập đoàn tài chính - ngân hàng.
3.4. Các giải pháp xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng
- 69 -
3.4.1.1. Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật đối với hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng động của tập đoàn tài chính - ngân hàng
Khi thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng, các ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn: vốn điều lệ thấp, chất lượng nguồn lực chưa đảm bảo, công nghệ chưa phát triển... nhưng một trong những nguyên nhân đóng vai trò quyết định với sự ra đời và phát triển của tập đoàn tài chính ngân hàng đó chính là các quy định của pháp luật. Hiện nay, tại Việt Nam hệ thống pháp luật chưa thực sự đồng bộ, các văn bản còn chồng chéo lên nhau, trong mỗi văn bản pháp luật cũng tồn tại những lỗ hổng chưa được lấp. Nếu cứ tuân thủ theo những quy định tại các văn bản này sẽ là một sự mạo hiểm không nhỏ cho một mô hình mới còn trong thời gian phôi thai mới sinh sôi nảy nở.Thông qua các văn bản pháp luật được Quốc hội và Chính phủ ban hành sẽ tạo khung hành lang pháp lý và môi trường pháp luật thuận lợi cho các tập đoàn tài chính - ngân hàng được thành lập kịp thời và hoạt động có hiệu quả, vừa đảm bảo kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, vừa phục vụ các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao, thật sự là một trong những công cụ hữu hiệu của Nhà nước góp phần giữ vững định hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước ta.
3.4.1.2. Nghiên cứu, lựa chọn mô hình chuyển đổi thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng tài chính - ngân hàng
Việc nghiên cứu, lựa chọn mô hình chuyển đổi thành lập trên cơ sở thực tiễn phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam, có tham khảo ý kiến của các Nhà Khoa học Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc - quốc gia có điều kiện phát triển tương tự với nước ta để có được phương án tối ưu. Phải lựa chọn một cấu trúc tổ chức tập đoàn tài chính theo mô hình ngân hàng đa năng.
- 70 -
Trong đó, coi hợp nhất và sáp nhập (M&A) là những hình thức tất yếu trong con đường hình thành những tập đoàn tài chính. Vì đây là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nhưng việc hợp nhất và sáp nhập không phải tiến hành một cách tuỳ tiện mà nó phải tuân thủ một số những nguyên tắc:
+ Bên bị sáp nhập không thể tự cứu vãn tình thế của mình trước ngưỡng cửa suy thoái
+ Tất cả các bên sáp nhập đều tìm thấy lợi ích của mình trong một liên minh lớn hơn. Chính vì vậy cần lựa chọn những đối tác sáp nhập cho phù hợp + Lợi thế sáp nhập luôn thuộc về bên có quyền lợi chi phối. Vì vậy, một NHTM không nên chỉ mua cổ phần của một công ty tài chính khác chỉ để hưởng cổ tức suông hay chỉ nắm giữ tỷ lệ cổ phần nhỏ mà họ nắm giữ cổ phiếu để nắm quyền chi phối.
3.4.2. Giải pháp vi mô
3.4.2.1. Các NHTM Nhà nước cần đẩy nhanh tốc độ thực hiện Đề án cơ cấu lại NHTM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: cơ cấu lại NHTM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, Chính phủ cần chỉ đạo các ngành liên quan cùng với các NHTM tháo gỡ, coi đó là công việc
CÁC CỔ ĐÔNG NGÂN HÀNG Kinh doanh ngân hàng Kinh doanh bảo hiểm Kinh doanh chứng khoán
- 71 -
của Quốc gia chứ không phải chỉ là giúp các NHTM bởi NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ hiện nay.
Mục tiêu của Đề án cơ cấu lại NHTM đã được xác định là lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính; củng cố, sắp xếp lại hoạt động kinh doanh; hoàn thiện cơ chế tổ chức xây dựng NHTM hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế.
Thực hiện cổ phần hoá các NHTM Nhà nước theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt. Khi thực hiện Cổ phần hoá cần thuê Công ty có uy tín của nước ngoài đánh giá đúng tài sản có của các NHTM, đặc biệt là các tài sản cố định theo giá thị trường và các chuẩn mực quốc tế để tăng vốn tài sản có và vốn tự có của các NHTMNN vì hiện nay giá trị nhiều tài sản cố định thể hiện trên sổ sách quá thấp so với giá thực tế trên thị trường.
3.4.2.2. Tăng cường vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn hoạt động của các NHTMNN đều là do ngân sách Nhà nước cấp nên rất khó tăng nhanh. Vì vậy, trong kế hoạch tăng vốn theo Đề án tái cơ cấu các NHTMNN, các ngân hàng này nhận được rất nhiều ưu đãi như: được phép giữ lại phần thuế sử dụng vốn, chuyển phần vốn vay từ WB và IMF.... để tăng vốn điều lệ. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/04/2005 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD cũng cho phép các NHTMNN một lộ trình là 3 (ba) năm để đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định (8%).Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời mà không giải quyết được triệt để tình hình tài chính của các ngân hàng này. Vì vậy mà những giải pháp tăng vốn được đề cập sau đây được xem là hiệu quả hơn cả gồm:
- 72 -
Thứ nhất, nhằm nâng cao năng lực vốn và năng lực hoạt động của các NHTMNN, thực hiện cổ phần hoá các NHTMNN đúng thời hạn và đảm bảo đạt được mục tiêu cổ phần hoá: thu hút được các cổ đông chiến lược nhằm tăng vốn tự có, hiện đại hoá ngân hàng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các NHTMNN đây được coi là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất.
Quá trình cổ phần hoá các NHTMNN đòi hỏi những bước đi thận trọng. Tuy nhiên, nếu trì hoãn quá lâu tiến trình này sẽ không mang lại hiệu quả trong kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này. Việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá NHTMNN trong thời gian tới là rất cần thiết. Lộ trình thực hiện các cam kết với phía nước ngoài không cho phép sự chậm trễ và chúng ta cần tranh thủ thời gian trước khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước ngoài khi những rào cản đối với các ngân hàng này được dỡ bỏ hoàn toàn vào năm 2010.
Cũng như các NHTMNN, các NHTMCP đang có rất nhiều thuận lợi trong việc nâng cao vốn điều lệ của mình thông qua việc phát hành cổ phiếu huy động vốn. Cùng với hiệu quả trong quản lý và kinh doanh, lợi nhuận của các NHTMCP cũng tăng cao và đều đặn, kéo theo tỷ lệ cổ tức cao đã hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là các cổ đông nước ngoài. Khởi đầu cho việc thu hút vốn từ nước ngoài là việc Dragon Financial Holdings (Anh quốc), Công ty Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng ANZ cùng lần lượt nắm giữ một lượng lớn cổ phần của Sacombank. Sau đó là sự kiện Standard Chartered bank mua 10% cổ phần của ACB với giá gấp 6,2 lần mệnh giá và HSBC mua 10% cổ phần của Techcombank và Oversea Chinese Banking Corporation (OCBC) góp vốn vào VP bank . Một số ngân hàng như Eximbank, MB,... cũng đang đàm phán với các đối tác nước ngoài để bán cổ phần. Đây không chỉ việc bán cổ phần để tăng vốn điều lệ đơn thuần mà còn
- 73 -
là cơ hội để các ngân hàng nội địa nâng cao uy tín của mình, đồng thời có thể tranh thủ được sự hỗ trợ về công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, sau khi có sự góp vốn của phía nước ngoài, giá trị giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng này trên thị trường OTC đã tăng lên mạnh mẽ, kéo theo giá của một số ngân hàng nhỏ khác cũng tăng.
Thứ hai, tăng vốn tự có theo các phương án đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt nhằm phấn đấu đạt hệ số an toàn vốn trên 8% (năm 2010). Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án củng cố, chấn chỉnh các NHTMCP. Bên cạnh đó, ngân hàng còn cần phải xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng của các NHTMNN theo đúng lịch trình được đưa ra trong đề án xử lý nợ tồn đọng sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tương lai gần.
Một giải pháp quan trọng nữa có thể được tính đến, đó là việc sáp nhập các ngân hàng, tức là các ngân hàng nội địa nhỏ có thể liên kết với nhau hoặc với một hay nhiều đơn vị kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực khác để trở thành một định chế tài chính có quy mô lớn hơn, chất lượng dịch vụ đa dạng và mạng lưới kinh doanh rộng hơn. Nếu quy mô vốn của NHTM lớn nhất Việt Nam là Agribank vẫn còn bị coi là quá nhỏ so với các ngân hàng nước ngoài thì liệu những NHTMCP nông thôn rất ít tên tuổi, với số vốn chỉ một vài chục tỷ đồng sẽ có thể tồn tại và phát triển trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hay không? Với quy mô, mạng lưới quá nhỏ bé, các nguồn lực nghèo nàn và thương hiệu yếu kém, việc kêu gọi thêm vốn cổ phần từ các nhà đầu tư để có thể "lột xác", nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các ngân hàng này xem ra khó khả thi. Việc liên kết sẽ là giải pháp làm tăng quy mô vốn của ngân hàng trong thời gian ngắn, nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa thật phát triển. Không những thế, các ngân hàng sẽ có thể kết hợp ưu thế của nhau để tăng cường khả năng quản trị, công nghệ, mở rộng