Thành lập các tập đoàn tài chính-ngân hàng là một tất

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71 - 73)

khách quan

Nếu các NHTM nước ta không phát triển thành tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn, kinh doanh đa năng, đa sở hữu, trang bị công nghệ hiện đại với nguồn vốn lớn, chắc chắn sẽ mất thị phần bởi các tập đoàn tài chính - ngân hàng quốc tế vào hoạt động tại Việt Nam.

Để giữ vững định hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước ta đòi hỏi phải có những công cụ vật chất hữu hiệu của Nhà nước mà các NHTM Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng nhất. Với quy mô, chất lượng hoạt động như hiện nay, các NHTM Nhà nước không thể thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao trong thời kỳ mới.

Vì vậy, tất yếu khách quan của sự phát triển của các NHTM nước ta sẽ phải tiến tới hình thành Tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh tài chính - ngân hàng với quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính lớn phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế nước ta và xu thế phát triển của các NHTM quốc tế.

3.1.2 Thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

Cuối thế kỷ 20, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đã tạo ra sự phát triển manh mẽ của hàng loạt các tập đoàn xuyên quốc gia khổng lồ hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề kinh doanh. Vai trò của một số tập đoàn có ảnh

- 64 -

hưởng cho phối tới nền kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới và ngày nay trên thế giới việc hình thành các tập đoàn kinh tế cũng như các tập đoàn tài chính - ngân hàng đã không còn là những vấn đề nóng hổi. Vậy thì ở Việt Nam vấn đề này như thế nào? Chúng ta sẽ cạnh tranh thế nào trong khu vực và ngay trên “sân nhà” khi hội nhập tài chính đang “gõ cửa” từng địa phương, từng doanh nghiệp, từng gia đình với hệ thống tài chính hoàn toàn thiếu vắng những tập đoàn tài chính - ngân hàng ngay cả có qui mô nhỏ.

Năm 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Như vậy, Việt Nam sẽ hội nhập đầy đủ vào thị trường thương mại thế giới và chịu sự tác động của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế của các nước Công nghiệp phát triển với những thuận lợi và những thách thức không nhỏ.

Trong kinh doanh ngân hàng, để cạnh tranh với các tập đoàn tài chính - ngân hàng quốc tế đã và sẽ vào Việt Nam, những lợi thế hiện nay của các NHTM trong nước sẽ giảm thiểu bởi thực hiện cam kết giữa Chính phủ nước ta với các nước thành viên WTO. Nếu không kịp thời đổi mới tổ chức và hoạt động kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của các NHTM quốc tế, chắc chắn NHTM Việt Nam sẽ tụt hậu và khó đứng vững trong cạnh tranh và phát triển ngay tại sân nhà

Để hội nhập quốc tế, các Tổng công ty Nhà nước - những khách hàng lớn, quan trọng và truyền thống của các NHTMNN đã và đang phát triển thành các tập đoàn kinh tế với quy mô lớn như tập đoàn Bưu chính Viễn Thông, tập đoàn Điện lực, tập đoàn Than và Khoáng sản,... Nếu như các NHTM nước ta không đổi mới tổ chức và hoạt động rõ ràng sẽ không đáp ứng được sự phát triển của các tập đoàn kinh tế.

3.2. Khả năng xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam

Sự thay đổi về mô hình tổ chức bộ máy, phương pháp giám sát và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát Việt Nam sẽ là tiền đề cơ bản tạo môi

- 65 -

trường pháp lý, duy trì sự ổn định, an toàn của các tổ chức tài chính nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung. Do đó, có thể nói Việt Nam đã có những điều kiện ban đầu để xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71 - 73)