Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 49)

Ngày 06/05/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sau hơn 3 năm hoạt động và hoàn thành sứ mệnh công cụ tài chính tiền tệ đắc lực của Chính Phủ phục vụ kháng chiến chống Pháp (1951 - 1954), Ngân hàng Quốc gia Trung ương chính thức đi vào hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp, giống như mô hình ngân hàng tại các nước xã hội chủ nghĩa. Do thể chế công hữu, công quản chi phối triệt để nên hệ thống Ngân hàng Nhà nước từ đây do Nhà nước độc quyền quản lý, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, tất nhiên chủ yếu là phục vụ cho mục đích quản lý Nhà nước. Đặc điểm nổi bật của hoạt động ngân hàng trong thời kỳ này là chưa xác lập được một chính sách tiền tệ đúng nghĩa, hạn mức cung ứng tín dụng, lãi suất, tỷ giá...đều do ấn định chủ quan của Nhà nước, trái ngược nguyên tắc vận hành của nền kinh tế thị trường, mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng khá đồ sộ nhưng nặng tính hình thức, kém hiệu quả. Điều này đã tạo tiền đề dung

- 38 -

dưỡng tệ quan liêu trong kinh doanh tiền tệ tín dụng, ranh giới giữa quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh không được xác định rõ, ranh giới hoạt động tài chính và hoạt động ngân hàng pha lẫn. Vai trò của ngân hàng thương mại không được nhận thức đúng đắn, điều này là một trong những tác nhân làm tụt hậu nền kinh tế đất nước, lạm phát triền miên ở mức hai, thậm chí ba con số, tạo nên cuộc khủng hoảng Giá - Lương - Tiền vào cuối thập kỷ 80. [9]

Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống ngân hàng được chọn làm khâu "đột phá" cho tiến trình đổi mới ấy. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 53/HĐBT, tổ chức lại hệ thống ngân hàng với mục tiêu tăng cường chức năng quản lý nhà nước của NHNN, chức năng kinh doanh tiền tệ-ngân hàng được giao cho các ngân hàng chuyên doanh, và được tách khỏi NHNN. Mô hình đó được thể chế hoá khi Nhà nước công bố Pháp lệnh Ngân hàng thương mại, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 24/05/1990, hệ thống ngân hàng hai cấp được xây dựng tách rời nhau, trong đó Ngân hàng Trung ương thực hiện quản lý và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, và là ngân hàng phát hành tiền, còn các NHTM và tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Năm 1997, trước nhu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, để tạo cơ sở pháp lý cao cho sự phát triển bền vững và ngăn ngừa tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hệ thống ngân hàng Việt Nam, luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng ra đời (có hiệu lực từ

- 39 -

01/01/1998). Hệ thống ngân hàng Việt Nam được tách bạch thành hai hệ thống, độc lập và rành mạch về chức năng và nhiệm vụ.

- Hệ thống NHNN Việt Nam với chức năng là NHTW

- Hệ thống các tổ chức tín dụng với chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Các tổ chức tín dụng gồm các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các quỹ tín dụng nhân dân.

Luật các tổ chức tín dụng không trực tiếp và chính thức đưa ra định nghĩa về NHTM mà chỉ định nghĩa về "ngân hàng" và "hoạt động ngân hàng" như sau:

"Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác".

Cũng theo luật này thì "hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán".

Đến ngày 12/09/2000, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của NHTM, trong đó đưa ra định nghĩa về NHTM như sau: "Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước" [11]

Hiện nay, hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm các loại hình sau:

a. NHTM quốc doanh: Các ngân hàng này hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước với 100% vốn điều lệ Nhà nước, vừa được điều chỉnh trực tiếp bởi luật các tổ chức tín dụng, vừa được điều chỉnh cả trực tiếp và gián tiếp bởi Luật doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước đầu tư vốn nhằm thực hiện vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế

- 40 -

phát triển theo định hướng. Điều này đặt ra cho các NHTMNN trọng trách lớn hơn bất kỳ nhóm NHTM nào đang hiện hữu ở nước ta. Hiện nay ở Việt Nam có 6 NHTMNN trong đó có 5 Ngân hàng là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, còn Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì lợi nhuận mà cho vay ưu đãi, phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội. Ngày 19/5/2006, Ngân hàng phát triển Việt Nam được thành lập từ Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hoạt động của Ngân hàng cũng không vì mục tiêu lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, cũng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi mà được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước.

b. Ngân hàng thương mại cổ phần: bao gồm các NHTMCP đô thị và NHTMCP nông thôn. Các ngân hàng này được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như huy động vốn, cho vay, đầu tư, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán và kinh doanh ngân hàng khác. Tính đến năm 2006, theo số liệu thống kê của Tổng Cục thống kê trên địa bàn cả nước có 25 NHTMCP đô thị và 12 NHTMCP nông thông (không tính hệ thống chi nhánh của các ngân hàng này).

c. Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Các ngân hàng có vốn nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng một cách hạn chế hơn so với các NHTM của Việt Nam theo chính sách bảo hộ trong nước. Theo lộ trình cam kết mà Việt Nam đã ký với các tổ chức kinh tế quốc

- 41 -

tế và khu vực, những hạn chế này cũng dần được dỡ bỏ tiến tới xoá bỏ hoàn toàn, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng cho các ngân hàng trong lãnh thổ quốc gia. Hiện nay, ở Việt Nam đã có 6 ngân hàng liên doanh và 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vốn bình quân của các ngân hàng liên doanh là 19 triệu USD tương đương 300 tỷ VND, đạt mức trung bình so với các NHTMCP đô thị. Vốn bình quân của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khoảng 16,2 triệu USD tương đương 258 tỷ VND, trong số đó, 2 chi nhánh ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất là The Bank of Tokyo Mitsubishi (Sau khi Mitsubishi Financial Group mua lại công ty tài chính UFJ Holdings cũng của Nhật Bản, ngân hàng này đã đổi tên thành The Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ Ltd) và Chinfon Commercial Bank đều đạt 30 triệu USD và ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất là Ngân hàng Lào-Việt với 2,5 triệu USD (Nguồn:

Corporate governance and finance in East Asia – Volume two). Đặc điểm nổi

bật của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài là thị phần còn nhỏ do bị giới hạn theo quy định về phạm vi kinh doanh cũng như điều kiện mở rộng mạng lưới. Tuy nhiên, các ngân hàng này cũng có nhiều lợi thế về trình độ, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng nghiệp vụ, các dịch vụ tiên tiến cũng như khả năng thu hút nguồn nhân lực do có mức lương hấp dẫn. Chính vì vậy, trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng các mặt nghiệp vụ và lợi nhuận của các ngân hàng này đã tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 49)