Tập đoàn ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông) - thành lập từ năm 1983 gồm có 13 ngân hàng là Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh tại Hồng Kông, ngân hàng Trung Quốc chi nhánh tại Ma Cao, NHTM Nam Dương, Ngân hàng tỉnh Quảng Đông chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Tân Hoa chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Trung Nam chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Kim Thành chi nhánh Hồng Kông, NHTM Quốc Hoa chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Hưng Nghiệp Triết Giang chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Diêm Nghiệp chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Bảo Sinh chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Tập Hữu, NHTM Hoa Kiều; và các công ty chuyên doanh khác hoạt động dưới sự chỉ đạo của ngân hàng Trung Quốc.
Tập đoàn tài chính - ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông) là tập đoàn chuyên kinh doanh các loại hình dịch vụ như dịch vụ ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, bảo hiểm, bất động sản, thẻ tín dụng.
Cơ cấu lại tập đoàn tài chính - ngân hàng Trung Quốc Hồng Kông: Năm 2001, tập đoàn ngân hàng Trung Quốc Hồng Kông đã tiến hành cơ cấu lại, theo đó sáp nhập nghiệp vụ của 10 trong 12 ngân hàng cũ của Tập đoàn, bao gồm Ngân hàng Trung quốc chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Tỉnh Quảng Đông, Ngân hàng Tân Hoa, Ngân hàng Trung Nam, Ngân hàng Kim Thành, NHTM Quốc Hoa, Ngân hàng Hưng Nghiệp Triết Giang, Ngân hàng Diêm nghiệp, NHTM Hoa Kiều và Ngân hàng Bảo sinh.
Sau khi cơ cấu lại, Tập đoàn ngân hàng Trung Quốc Hồng Kông đã đổi tên thành Công ty TNHH Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hồng Kông (Bank of China (Hong kong) Ltd - BOCHK). Hiện nay, BOCHK là một trong 4 đơn vị trực thuộc Ngân hàng Trung Quốc (BOC):
- 34 -
1. Công ty TNHH Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hồng Kông (BOCHK).
+ Công ty TNHH NHTM Nam Dương + Công ty TNHH thẻ tín dụng quốc tế + Công ty TNHH Ngân hàng Tập hữu
2. Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ - Ngân hàng Trung Quốc (BOC Group Life Assurence Co.Ltd).
3. Công ty TNHH cổ phần quốc tế - Ngân hàng Trung Quốc (BOC International Holdings Limited).
4. Công ty TNHH bảo hiểm - Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China Group Insurance Co.Ltd). [5]
BOCHK đã có một số đổi mới lớn sau khi tiến hành cơ cấu lại như: xây dựng cơ chế quản trị công ty (corporate governance); xây dựng cơ chế quản lý giám sát rủi ro độc lập; cơ chế truy cứu trách nhiệm toàn diện; thực hiện phương châm "khách hàng là trọng tâm".
Trong cơ cấu tổ chức mới, BOCHK đã xây dựng chế độ Hội đồng quản trị toàn diện, xác định rõ quan hệ quyền lợi và trách nhiệm của HĐQT và Bộ phận quản lý. Giám đốc điều hành sẽ điều hành công việc quản lý theo sự uỷ quyền của HĐQT. BOCHK sẽ cung cấp thông tin nhằm nâng cao độ minh bạch cho ngân hàng theo yêu cầu về giám sát quản lý, quy định pháp luật cũng như tiêu chuẩn đối chiếu với các NH đăng ký tại địa phương.
Mô hình quản lý mới BOCHK: Theo mô hình quản lý mới, BOCHK có 1 Giám đốc điều hành (Chief Executive) và 4 Phó giám đốc điều hành (Deputy Chief Executives) được thông qua bởi quyết định của Cục quản lý tài chính Hồng Kông
- 35 -
Thứ nhất, việc xuất hiện các mô hình tổ chức và vận hành doanh nghiệp là một phạm trù lịch sử, có tính độc lập khách quan. Một mệnh lệnh hành chính không phải là điều kiện để chuyển một ngân hàng thương mại, cho dù ngân hàng đó là lớn thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng. Thực tế đó chứng tỏ, sự can thiệp của nhà nước chỉ là điều kiện cần, mang ý nghĩa hỗ trợ và thúc đẩy chứ không phải là điều kiện đủ. Quan trọng là nhu cầu tự thân của bản thân tổ chức đó trên cơ sở hội tụ được các điều kiện thiết yếu. Do vậy, việc hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng một cách nóng vội khi chưa thực sự hội đủ những điều kiện tối cần thiết không những không hiệu quả mà đôi khi còn gây những hậu quả không nhỏ bởi tài chính-ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm và có ảnh hưởng rộng tới nền kinh tế.
Gắn liền với tập đoàn kinh doanh là mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước đang phát triển, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó phải là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Điều quan trọng hơn cả là việc chi phối của công ty mẹ với các công ty con hoàn toàn không thông qua các quyết định hành chính. Tuỳ theo từng tập đoàn, công ty mẹ chi phối các công ty con bằng các quan hệ kinh tế, thông qua tỷ lệ vốn góp, sử dụng thương hiệu hoặc qua việc hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, thị trường. Đối với một tập đoàn tài chính - ngân hàng, nguyên tắc này lại càng phải được đảm bảo.
Thứ hai, một nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung, tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và các chuẩn mực kế toán là một điều kiện không thể thiếu. Bên cạnh đó, kiên quyết đẩy mạnh quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo hướng hạn chế tối thiểu các doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Đối với việc cổ phần hoá các NHTM, Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ trên 51% cổ phần. Bởi lẽ
- 36 -
Nhà nước vẫn hoàn toàn có khả năng chi phối với tư cách là cổ đông lớn nhất. Hơn nữa, việc Nhà nước không nắm giữ trên 51% sẽ tạo tâm lý thoải mái hơn cho các nhà đầu tư rằng đây không còn thuộc "sở hữu" của nhà nước mà Nhà nước cũng chỉ là một cổ đông, như vậy sẽ có cơ hội huy động được nhiều hơn các nhà đầu tư.
Thứ ba, cần đảm bảo vai trò chi phối và kiểm soát của Công ty mẹ (ngân hàng) đối với các công ty con thông qua mối quan hệ tài chính chứ không phải do những ảnh hưởng về mặt hành chính. Hiện tại, vai trò của Tổng công ty đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, vốn của Tổng công ty chính là vốn nhà nước trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại. Mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, vai trò điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của Tổng công ty chỉ tồn tại trên văn bản. Thực chất, tổng công ty chỉ can thiệp vào hoạt động của các công ty thành viên bằng các quyết định mang tính hành chính. Đây là một nguyên tắc tối kỵ trong việc tổ chức mô hình hoạt động của tập đoàn. Đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm, cơ chế điều chuyển vốn rõ ràng hơn nhưng vốn điều chuyển thực chất là vốn huy động chứ không phải vốn điều lệ của công ty mẹ. Đặc biệt, cần hết sức chú trọng tới việc phân định rõ ràng trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, đồng thời gắn quyền lợi của các nhà lãnh đạo này với trách nhiệm thực sự của họ.
Thứ tƣ, mặc dù đặc trưng của tập đoàn là hoạt động đa ngành, nhưng các tập đoàn tài chính - ngân hàng không nên mở rộng vào nhiều lĩnh vực, mà chỉ nên tập trung vào một số chuyên ngành có khả năng phát triển nhất, sau một thời gian ổn định hoạt động sẽ từng bước mở rộng sang các lĩnh vực khác. Như vậy sẽ đảm bảo tập trung được nguồn vốn và tăng được sức mạnh tài chính, tạo dựng được thương hiệu ổn định.
- 37 -
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG ĐIỀU
KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam
Ngày 06/05/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sau hơn 3 năm hoạt động và hoàn thành sứ mệnh công cụ tài chính tiền tệ đắc lực của Chính Phủ phục vụ kháng chiến chống Pháp (1951 - 1954), Ngân hàng Quốc gia Trung ương chính thức đi vào hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp, giống như mô hình ngân hàng tại các nước xã hội chủ nghĩa. Do thể chế công hữu, công quản chi phối triệt để nên hệ thống Ngân hàng Nhà nước từ đây do Nhà nước độc quyền quản lý, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, tất nhiên chủ yếu là phục vụ cho mục đích quản lý Nhà nước. Đặc điểm nổi bật của hoạt động ngân hàng trong thời kỳ này là chưa xác lập được một chính sách tiền tệ đúng nghĩa, hạn mức cung ứng tín dụng, lãi suất, tỷ giá...đều do ấn định chủ quan của Nhà nước, trái ngược nguyên tắc vận hành của nền kinh tế thị trường, mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng khá đồ sộ nhưng nặng tính hình thức, kém hiệu quả. Điều này đã tạo tiền đề dung
- 38 -
dưỡng tệ quan liêu trong kinh doanh tiền tệ tín dụng, ranh giới giữa quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh không được xác định rõ, ranh giới hoạt động tài chính và hoạt động ngân hàng pha lẫn. Vai trò của ngân hàng thương mại không được nhận thức đúng đắn, điều này là một trong những tác nhân làm tụt hậu nền kinh tế đất nước, lạm phát triền miên ở mức hai, thậm chí ba con số, tạo nên cuộc khủng hoảng Giá - Lương - Tiền vào cuối thập kỷ 80. [9]
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống ngân hàng được chọn làm khâu "đột phá" cho tiến trình đổi mới ấy. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 53/HĐBT, tổ chức lại hệ thống ngân hàng với mục tiêu tăng cường chức năng quản lý nhà nước của NHNN, chức năng kinh doanh tiền tệ-ngân hàng được giao cho các ngân hàng chuyên doanh, và được tách khỏi NHNN. Mô hình đó được thể chế hoá khi Nhà nước công bố Pháp lệnh Ngân hàng thương mại, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 24/05/1990, hệ thống ngân hàng hai cấp được xây dựng tách rời nhau, trong đó Ngân hàng Trung ương thực hiện quản lý và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, và là ngân hàng phát hành tiền, còn các NHTM và tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Năm 1997, trước nhu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, để tạo cơ sở pháp lý cao cho sự phát triển bền vững và ngăn ngừa tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hệ thống ngân hàng Việt Nam, luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng ra đời (có hiệu lực từ
- 39 -
01/01/1998). Hệ thống ngân hàng Việt Nam được tách bạch thành hai hệ thống, độc lập và rành mạch về chức năng và nhiệm vụ.
- Hệ thống NHNN Việt Nam với chức năng là NHTW
- Hệ thống các tổ chức tín dụng với chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Các tổ chức tín dụng gồm các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các quỹ tín dụng nhân dân.
Luật các tổ chức tín dụng không trực tiếp và chính thức đưa ra định nghĩa về NHTM mà chỉ định nghĩa về "ngân hàng" và "hoạt động ngân hàng" như sau:
"Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác".
Cũng theo luật này thì "hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán".
Đến ngày 12/09/2000, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của NHTM, trong đó đưa ra định nghĩa về NHTM như sau: "Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước" [11]
Hiện nay, hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm các loại hình sau:
a. NHTM quốc doanh: Các ngân hàng này hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước với 100% vốn điều lệ Nhà nước, vừa được điều chỉnh trực tiếp bởi luật các tổ chức tín dụng, vừa được điều chỉnh cả trực tiếp và gián tiếp bởi Luật doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước đầu tư vốn nhằm thực hiện vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế
- 40 -
phát triển theo định hướng. Điều này đặt ra cho các NHTMNN trọng trách lớn hơn bất kỳ nhóm NHTM nào đang hiện hữu ở nước ta. Hiện nay ở Việt Nam có 6 NHTMNN trong đó có 5 Ngân hàng là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, còn Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì lợi nhuận mà cho vay ưu đãi, phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội. Ngày 19/5/2006, Ngân hàng phát triển Việt Nam được thành lập từ Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hoạt động của Ngân hàng cũng không vì mục tiêu lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, cũng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi mà được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước.
b. Ngân hàng thương mại cổ phần: bao gồm các NHTMCP đô thị và NHTMCP nông thôn. Các ngân hàng này được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như huy động vốn, cho vay, đầu tư, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán và kinh doanh ngân hàng khác. Tính đến năm 2006, theo số liệu thống kê của Tổng Cục thống kê trên địa bàn cả nước có 25 NHTMCP đô thị và 12 NHTMCP nông thông (không tính hệ thống chi nhánh của các ngân hàng này).
c. Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Các ngân hàng có vốn nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng một cách hạn chế hơn so với các NHTM của Việt Nam theo chính sách bảo hộ trong nước. Theo lộ trình cam kết mà Việt Nam đã ký với các tổ chức kinh tế quốc
- 41 -
tế và khu vực, những hạn chế này cũng dần được dỡ bỏ tiến tới xoá bỏ hoàn toàn, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng cho các ngân hàng trong lãnh thổ quốc gia. Hiện nay, ở Việt Nam đã có 6 ngân hàng liên doanh và 28 chi