Điều kiện bên trong các ngân hàng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 67)

- 50 - a. Mô hình tổ chức hoạt động

Mô hình quản trị điều hành của các NHTM NN, về thực chất là theo mô hình của DNNN - Tổng công ty Nhà nước. Mô hình này rõ ràng bộc lộ nhiều bất cập đối với hoạt động của một NHTM, cũng như khi chuyển sang mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng. Hiện nay, các NHTM NN đều được tổ chức thành 2 cấp: trụ sở chính và chi nhánh. Tại hội sở chính, mô hình kết cấu chung bao gồm: Hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành và các khối phòng ban chức năng trực thuộc. Cơ cấu này được phân biệt chủ yếu ở 2 chức năng cơ bản là chức năng quản trị điều hành và chức năng quản lý kinh doanh. Nhưng trên thực tế, Hội đồng quản trị chưa hoạt động đúng với tính chất là cơ quan quản lý cao nhất của NHTM, chưa tập trung được thông tin về hoạt động của ngân hàng... Chức năng, quyền hạn của Hội đồng quản trị chưa được phân định rõ ràng và thực thi đúng, dẫn đến sự phối kết hợp giữa Hội đồng quản trị và ban điều hành không có sự gắn kết thường xuyên. Do vậy, các hoạt động quản trị ngân hàng chủ yếu và quan trọng như: Quản trị rủi ro; Quản lý thanh khoản; Quản lý tài sản Nợ - tài sản Có; kiểm soát và kiểm toán nội bộ... thiếu sự hợp tác và rất phân tán, không được cập nhật về thông tin... Mô hình quản trị của các NHTM NN Việt Nam còn có khoảng cách rất lớn so với thông lệ quốc tế và mô hình quản trị của các ngân hàng nước ngoài.

Tập đoàn tài chính - ngân hàng thực sự phải là tập hợp đa sở hữu. Vì vậy, trong mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng, công ty mẹ - ngân hàng thương mại phải hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần. Xét ở điều kiện này các NHTMNN hiện nay chưa đáp ứng được. Để tạo cơ sở cho việc chuyển đổi thành mô hình tập đoàn tài chính, các NHTM NN cần chuyển sang hoạt động theo mô hình NHCP.

- 51 -

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho phép thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), đồng thời, phê duyệt định hướng thực hiện cổ phần hoá các NHTM NN còn lại. Tuy nhiên, thực tiễn quá trình chuẩn bị cho cổ phần hoá 2 ngân hàng VCB và MHB còn rất nhiều khó khăn vướng mắc cả về pháp lý lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Với tiến độ công việc như hiện nay, để có thể thực hiện đúng kế hoạch bán cổ phần lần đầu của 2 ngân hàng này đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn từ các ngân hàng, Ban chỉ đạo cổ phần hoá và các cơ quan liên quan nếu không muốn nói là khó khả thi.

Đáp ứng điều kiện về mô hình hoạt động thông qua thực hiện cổ phần hoá có thể coi là vấn đề quyết định và nan giải nhất đối với các NHTM NN trong việc chuyển đổi sang mô hình tập đoàn.

Các TCTD ở Việt Nam cho đến nay vẫn là các định chế tài chính nhỏ với nhiều vấn đề chưa giải quyết. Thành lập các hình thức của nhóm công ty là cần thiết, về chiến lược là thành lập và tổ chức các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, có thể lựa chọn thí điểm thận trọng ở hình thức công ty mẹ - công ty con trong giai đoạn đầu cho đến năm 2010. Đây là giai đoạn giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong các NHTM NN về vốn, nợ xấu, công nghệ..., thực hiện việc góp vốn giữa các NHTM với các định chế tài chính khác để tạo lập các quan hệ công ty mẹ - công ty con, kiến tạo các hợp đồng kinh tế trong các quan hệ kinh doanh giữa các công ty.

Khi xây dựng tập đoàn tài chính-ngân hàng thì chúng ta cần lựa chọn mô hình phù hợp về cấu trúc sở hữu, từ cấu trúc sở hữu đơn giản đến cấu trúc phức tạp trong các cấu trúc công ty mẹ - công ty con:

+ Công ty mẹ có thể là NHTM thực hiện đa năng, công ty bảo hiểm lớn vì đây chính các tổng công ty đặc biệt. Cả hệ thống là đa năng, nhưng ở các

- 52 -

chi nhánh thì tập trung vào một số sản phẩm chính phù hợp với địa bàn và thị trường, như vậy mới giảm chi phí, nâng cao tính chuyên môn và năng suất lao động, tập trung nguồn lực có hiệu quả.

+ Vệ tinh là các công ty thành viên hoạt động về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, cho thuê tài chính, chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, kinh doanh vàng hoặc bất động sản...

Như vậy, cơ cấu tổ chức của tập đoàn hoạt động giống công ty cổ phần, do đó hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Các công ty con là pháp nhân độc lập, tự chủ hoàn toàn về kinh doanh và tài chính; tuy nhiên phải tuân thủ định hướng chiến lược chung của toàn tập đoàn.

+ Quan hệ liên kết giữa công ty mẹ - công ty con dựa vào quan hệ liên kết về tài chính. Chủ yếu dưới hình thức góp vốn cổ phần. Mọi quan hệ trong tập đoàn được thực hiện theo hợp đồng kinh tế. Cách thức hoạt động trong loại hình này dựa trên nền tảng đầu tư tài chính hoạt động dựa trên hợp đồng kinh tế, trọng tâm là cơ chế tài chính, cơ chế giám sát lẫn nhau.

+ Coi trọng việc xây dựng chiến lược kinh doanh, trong đó xác định rõ sản phẩm lõi của từng hệ thống ngân hàng phù hợp.

b. Tiềm lực tài chính

Mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể từ phía nhà nước cũng như từ phía các ngân hàng nhằm tăng năng lực tài chính nhưng nhìn chung tiềm lực tài chính của các NHVN là quá nhỏ bé so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năng lực tài chính yếu kém, rủi ro trong hoạt động ngân hàng ở mức cao và năng lực cạnh tranh thấp, thể hiện:

Vốn tự có nhỏ so với quy mô tài sản, nhất là các NHTM NN (tổng vốn tự có của bốn NHTM NN khoảng 21.000 tỷ đồng-như vậy với điều kiện cho vay với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có theo quy định thì toàn bộ các NHTM NN cũng chỉ cho vay hợp vốn cho một khách hàng tối đa

- 53 -

khoảng 3.100 tỷ đồng - một số lượng quá ít cho các công trình trọng điểm của nền kinh tế). Có thể so sánh quy mô của một số ngân hàng trên thế giới, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thường ở mức khá lớn. Ví dụ, Tập đoàn Ngân hàng OUB Singapore là Ngân hàng hàng đầu khu vực, vốn chủ sở hữu 14,9 tỷ đôla Singapore. Điều này cho thấy quy mô của các ngân hàng Việt Nam còn quá khiêm tốn xét về giá trị tuyệt đối của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, xét về thứ hạng thì cũng thua xa so với các ngân hàng khu vực.

Chất lượng tài sản còn thấp, tỷ lệ nợ xấu cao chủ yếu tập trung ở khối NHTMNN và chưa được kiểm soát hợp lý dẫn đến rủi ro tiềm ẩn lớn trong hệ thống ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro) chưa đủ tiêu chuẩn theo chuẩn mực quốc tế (dưới 8% và ở các NHTMVN tỷ lệ này còn thấp hơn mặc dù đã áp dụng một số giải pháp tăng vốn nhưng nhìn chung vẫn chưa áp dụng triệt để được vấn đề tăng vốn tự có), khả năng tự bù đắp rủi ro yếu (hiện quỹ dự phòng rủi ro của các NHTMNN đều thấp hơn số phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước).

c. Hệ thống thông tin và công nghệ ngân hàng

Trình độ công nghệ ngân hàng của các NHTMVN trong những năm vừa qua đã có sự phát triển vượt bậc, nhiều công nghệ hiện đại đã và đang được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM như máy rút tiền tự động, vấn tin tài khoản, thanh toán điện tử... tuy nhiên trình độ công nghệ thông tin của NHTMVN còn kém xa so với các nước trong khu vực. Hạ tầng công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng và viễn thông quốc gia còn nhiều bất cập, phân tán, nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ. Tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin-truyền thông còn yếu, dung lượng đường truyền thấp, giá thành đắt, chất lượng dịch vụ không ổn định chưa đáp ứng được yêu cầu

- 54 -

của công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng cũng như yêu cầu về hội nhập với khu vực và quốc tế. Mức độ tự động hoá các giao dịch ngân hàng còn thấp, nhiều qui trình nghiệp vụ ngân hàng được xây dựng trên nền tảng xử lý thủ công hoặc cơ giới hoá chưa phù hợp với phương thức tự động hoá. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu tập trung vào một số nghiệp vụ cơ bản. Khả năng kết nối mạng thanh toán cục bộ của các ngân hàng với mạng thanh toán quốc gia và giữa các mạng thanh toán cục bộ với nhau còn nhiều khó khăn do trình độ công nghệ thanh toán của các ngân hàng không đồng đều, mật độ cơ sở cung cấp dịch vụ ngân hàng còn mỏng và hạ tầng viễn thông quốc gia còn nhiều yếu kém. Hệ thống thông tin quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh doanh và hoạch định chiến lược.

Thực hiện chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về "đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá", trong giai đoạn từ 2001 đến nay, năng lực công nghệ của các NHTM Việt Nam đã được nâng lên đáng kể. Thành quả trước hết phải kể đến là việc hoàn thành giai đoạn I và bước đầu thực hiện giai đoạn II dự án "hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán" do WB tài trợ theo Hiệp định tín dụng phát triển. Dự án bao gồm việc xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ điện tử và quyết toán liên ngân hàng do NHNN Việt Nam đảm nhiệm trong phạm vi 5 tỉnh, thành phố và 6 hệ thống thanh toán nội bộ và nghiệp vụ ngân hàng cốt lõi (Core banking) của 6 NHTM bao gồm ICB, VCB, Agribank, BIDV, Eximbank và NHTMCP Hàng hải.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH) đã được đưa vào sử dụng từ tháng 5 năm 2002. Đến năm 2004, hệ thống đã thực hiện bình quân 5.625 món chuyển tiền/ngày, với giá trị tương ứng là 10.057 tỷ đồng. Theo thiết kế ban đầu, chỉ có 6 đơn vị thanh toán thuộc NHNN và 6 NHTM với gần 100 chi nhánh tham gia hệ thống. Nhưng tới cuối năm 2004, hệ thống

- 55 -

đã mở rộng cho 52 ngân hàng gồm 6 đơn vị thanh toán thuộc NHNN và 46 NHTM với gần 200 chi nhánh tham gia. So với thiết kế được duyệt, số ngân hàng tham gia hệ thống đã tăng gần 8 lần, số chi nhánh tăng gần 2 lần nhưng kinh phí đầu tư không đổi.

Các hệ thống thanh toán hiện đại được NHNN và các NHTM triển khai rộng khắp trong toàn quốc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuyển tiền được thực hiện gần như tức thời trong vài phút, thậm chí chỉ còn khoảng 10 giây, tiền đã về tài khoản của doanh nghiệp được thanh toán. Tương tự, các khoản tiền thanh toán cá nhân với nhau trong toàn quốc cũng được nhận tức thời, trong khi đó, thời gian này trước đây phải mất 2 - 3 ngày.

Thông qua việc triển khai các tiểu dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán của các NHTM, 6 ngân hàng tham gia đã "xây dựng được một hệ thống thanh toán và hệ thống nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tương đương với trình độ của các nước trong khu vực". Các ngân hàng này, trong phạm vi dự án đã xây dựng được một nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế theo tiêu chuẩn quốc tế. Về khía cạnh nghiệp vụ. Các ngân hàng đã xử lý được vấn đề tập trung hoá tài khoản và giải quyết được yêu cầu quản lý ngân hàng theo hướng tập trung, trực tuyến trong phạm vi các tỉnh thành phố được triển khai.

Nhiều NHTMCP khác không trong dự án "Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán" như ACB, Techcombank, EAB, MB, Sacombank... cũng không đứng ngoài cuộc mà cũng đã tự tìm kiếm nguồn vốn, nguồn tài trợ và tự đầu tư các chương trình phần mềm vi tính và thiết bị tin học hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán dịch vụ của khách hàng. Những chương trình phần mềm này đều là những chương trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, đang được các nước tiên tiến có hệ thống ngân hàng phát triển như Thuỵ Sỹ, Đức, Pháp... và được cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Theo số liệu

- 56 -

thống kê từ các ngân hàng, hơn 80% các nghiệp vụ ngân hàng đã được xử lý bằng máy tính ở các mức độ khác nhau. Hầu hết các nghiệp vụ đã được xử lý trên mạng, nhiều nghiệp vụ đã xử lý tức thời như giao dịch kế toán tức thời, thanh toán điện tử liên ngân hàng luồng giá trị cao...

Có thể nói rằng, năng lực công nghệ của các ngân hàng lớn ở Việt Nam trong thời gian qua đã được nâng lên đáng kể. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có một nền tảng vững chắc cho một hệ thống thanh toán hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế sẵn sàng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và quốc tế và một cơ sở hạ tầng tin học, công nghệ, viễn thông then chốt cho hệ thống ngân hàng để xây dựng và phát triển các hoạt động và dịch vụ ngân hàng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

d. Khả năng cung ứng dịch vụ

Các NHTM VN còn quá tập trung vào việc phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống (chủ yếu là dịch vụ huy động và cho vay thuần tuý), các khoản vay theo chỉ định vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của các NHTM Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch vụ môi giới, tư vấn, thanh toán qua ngân hàng dưới nhiều hình thức, các dịch vụ có hàm lượng công nghệ thông tin cao,... vẫn còn mới mẻ, gần như chỉ xuất hiện tại các ngân hàng lớn, Ngoài ra, thủ tục hành chính để thực hiện một dịch vụ qua ngân hàng còn quá phức tạp, thiếu tính chuyên nghiệp; khả năng tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng còn thiếu bình đẳng giữa các nhóm khách hàng.

Tóm lại, vốn thấp, phạm vị hoạt động còn nhỏ bé, dịch vụ hoạt động nghèo nàn, trình độ quản trị điều hành và nền tảng công nghệ thấp, trình độ cán bộ chưa đồng đều còn có nhiều hạn chế,... là những yếu thế ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại của các NHTMVN, là những rào cản trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược tới năm 2010 - là hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng vững mạnh trong khu vực và trên thế giới. Để khắc phục được điều

- 57 -

này, đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực hơn nữa từ phía NHNN và NHTM Việt Nam trong công cuộc cải cách khu vực ngân hàng. Trong đó, các NHTM Việt Nam cần tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến vốn, con người, lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, công nghệ thông tin - là những yếu tố nền tảng cho việc hình thành các tập đoàn tài chính ngân hàng.

e. Chiến lược khách hàng

Chiến lược sản phẩm, dịch vụ của từng ngành, lĩnh vực còn nghèo nàn làm cho việc liên kết không mang lại hiệu quả cao, khó có thể trở thành những “siêu thị tài chính”.

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng chính là người đóng vai trò quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của một công ty, một tổ chức hoặc cá

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)