Vai trò của tập đoàn tài chính-ngân hàng đối với sự

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 98)

nền kinh tế quốc gia:

Tập đoàn tài chính - ngân hàng được coi là một nguồn sinh lời lớn cho nền kinh tế, việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mỗi nền kinh tế cụ thể là:

- 29 -

Các tổ chức được hình thành trong tập đoàn liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận trong tập đoàn.

Đây là nơi có khả năng sinh lợi lớn: thông qua lợi ích kinh tế nhờ quy mô, qua việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và phạm vi hoạt động.

Hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng cho phép tiết kiệm chi phí (chi phí quản trị cũng như chi phí hoạt động): công nghệ thông tin được áp dụng mạnh mẽ, tương thích với nhu cầu phát triển dịch vụ và các sản phẩm tài chính đa dạng đã dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu chi phí, chi đầu tư gia tăng, song chi phí giao dịch và chi phí quản lý giảm mạnh.

Tập đoàn tài chính - ngân hàng còn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tài chính ngày càng đa dạng và phức tạp. Tốc độ phát triển như vũ bão của kinh tế toàn cầu nói chung và của từng nền kinh tế nói riêng đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu về các dịch vụ tài chính của từng cá nhân cũng như của khu vực doanh nghiệp. Sự phức tạp và phong phú trong nhu cầu về các dịch vụ tài chính mới trên thị trường, đồng thời nó cũng là nguyên nhân buộc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hiên tại phải mở rộng hoạt động của mình bằng việc hội nhập với các nhà cung cấp mới nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Cuối cùng là vai trò phát triển nhờ thương hiệu: thương hiệu có uy tín sẽ đem đến lợi thế trong cạnh tranh. Thế mạnh của thương hiệu sẽ được phát huy một cách xuyên suốt thông qua việc sử dụng thương hiệu của một công ty lớn, có uy tín của tập đoàn cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ tài chính và chuỗi các công ty cung cấp.

1.5. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng

- 30 -

1.5.1. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng Citigroup

Tập đoàn Citigroup (của Mỹ) là sự hợp nhất của hai tổ chức riêng lẻ, đó là: Citicorp và Travelers Insurance. Citicorp là một tập đoàn ngân hàng đa quốc gia, hoạt động ở gần 100 quốc gia. Travelers là một tổ chức hợp nhất bởi nhiều công ty khác nhau, bắt đầu từ tín dụng thương mại đến hỗ trợ tiêu dùng, môi giới và đến bảo hiểm. Tập đoàn Citigroup ra đời gắn liền với quá trình hình thành Tập đoàn Citicorp.

Citicorp là một trong những tập đoàn hàng đầu của Mỹ có trụ sở chính tại New York với công ty mẹ là Citibank. Vào những năm đầu của thế kỷ 19, ngân hàng đã mở những chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài (tại London năm 1902 và tại Buenos Aires năm 1914). Ngân hàng đã chuyển hướng mạnh sang hoạt động ngân hàng bán lẻ (phục vụ khách hàng cá nhân) và trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên cho cá nhân người tiêu dùng vay tiền. Trong suốt những năm 1920-1940, các hoạt động quốc tế của ngân hàng phát triển rất nhanh (đạt tới 100 văn phòng đại diện và chi nhánh tại nước ngoài). Năm 1955, ngân hàng sáp nhập với First National (New York) để trở thành một tổ hợp lớn với tên gọi First National City Bank. Năm 1968, ngân hàng cải tổ để trở thành một công ty mẹ (Holding company) và hình thành một tập đoàn ngân hàng lấy tên là First National City Corp (đến năm 1974 đổi tên thành Citicorp) với hoạt động trọng tâm vẫn là các dịch vụ tài chính và ngân hàng bán lẻ. Vào năm1977. Citibank là ngân hàng đầu tiên giới thiệu sản phẩm Máy rút tiền tự động (ATMs) với quy mô hơn 500 chiếc trong nội thành New York và cuối năm 1980 vượt qua Bank America để trở thành ngân hàng lớn nhất Mỹ. Trong những năm 80, Citibank đã mua được cả một số tổ chức tài chính ở San Francisco, Chicago, Miami và Washington DC và đến năm 1998, thực hiện sáp nhập với hãng Travellers Group, một công ty kinh doanh

- 31 -

thẻ nổi tiếng để trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu thế giới đó là Tập đoàn Citigroup ngày nay.

Citigroup Inc. là một công ty mẹ cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng toàn cầu với các hoạt động kinh doanh cung cấp một mạng lưới các dịch vụ rộng khắp cho người tiêu dùng và các công ty. Citigroup có hơn 200 triệu tài khoản khách hàng và kinh doanh trên hơn 100 quốc gia. Citigroup là một công ty mẹ kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, được ra đời theo Luật Công ty mẹ kinh doanh lĩnh vực ngân hàng năm 1956 và chịu sự giám sát của Ban Thống đốc Hệ thống Dự trữ Liên bang (FRB). Một số các chi nhánh của công ty chịu sự giám sát của các chính quyền bang tương ứng. Tính đến thời điểm cuối năm 2005, công ty có khoảng 140.000 nhân viên full - time và 8.000 nhân viên bán thời gian ở nước Mỹ và khoảng 159.000 nhân viên full - time ở ngoài nước Mỹ. Citigroup được quản lý theo các cấu phần và sản phẩm. [5]

Citigroup có 3 nhóm hoạt động kinh doanh chính: Nhóm tiêu dùng toàn cầu, Nhóm quản lý tài sản toàn cầu và Nhóm các dịch vụ ngân hàng về đầu tư và cho vay doanh nghiệp. Trong đó, Nhóm tiêu dùng toàn cầu thường chiếm tỷ trọng chi phối. Nếu phân theo khu vực hoạt động kinh doanh của tập đoàn thì hoạt động ở Mỹ, tức là nơi có trụ sở chính, chiếm tỷ trọng chủ yếu và lớn nhất.

Biểu 1.1: Cơ cấu thu nhập theo vùng năm 2005

57% 8% 6% 14% 10% 5% Mü (57%)

Ch©u ¢u, Trung §«ng vµ Ch©u Phi (8%) Ch©u ¸ (trõ NhËt B¶n) (6%) NhËt B¶n (14%) Mªhic« (10%) Ch©u Mü La tinh (5%) (Nguồn: www.citigroup.com)

- 32 -

53% 34%

6% 7% Nhãm tiªu dïng tßan cÇu (53%)

C¸c dÞch vô ng©n hµng ®Çu t- vµ doanh nghiÖp (34%)

Qu¶n lý tµi s¶n tßan cÇu (6%)

C¸c kháan ®Çu t- thay thÕ Citigroup (7%)

(Nguồn: www.citigroup.com)

1.5.2. Mô hình của tập đoàn tài chính - ngân hàng OCBC

Oversea - Chinese banking Corporation (OCBC) là một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu trên thị trường Singapore và Malayxia với tổng tài sản lên tới 134 tỷ đô là Xingapo (gần 90 tỷ USD) với một mạng lưới gồm hơn 310 chi nhánh và VPĐD tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Singapore, Malayxia, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Brunây, Nhật Bản, Austraylia, Anh và Mỹ. [5]

OCBC cũng là một trong những tổ chức lớn nhất ở Singapore cung cấp dịch vụ bancassurance, cho vay hộ gia đình, tín thác, tín dụng cho các cá nhân và cho vay các DNNVV. Trên thị trường bảo hiểm, công ty con của OCBC là Great Eastern Holdings cũng là tập đoàn bảo hiểm lớn nhất ở Singpore và Ma-lay-xi-a về tổng giá trị tài sản cũng như thị phần. OCBC Bank nắm khoảng hơn 80% cổ phần của Great Eastern Holdings. Trong lĩnh vực quản lý tài sản, Lion Capital Management cũng là một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất Đông Nam Á.

Ngân hàng OCBC cung cấp hàng loạt các dịch vụ ngân hàng mới và các công cụ tài chính liên quan tới cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, ngân hàng đầu tư, tài chính toàn cầu và quản lý đầu tư. Ngoài ra, Tập đoàn OCBC còn có rất nhiều công ty con cung cấp các dịch vụ khác như bảo hiểm,

- 33 -

công cụ tương lai; môi giới chứng khoán trong khu vực; dịch vụ tín thác, uỷ thác và lưu ký; quản lý khách sạn và kinh doanh bất động sản. [13]

1.5.3. Mô hình của tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Trung Quốc

Tập đoàn ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông) - thành lập từ năm 1983 gồm có 13 ngân hàng là Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh tại Hồng Kông, ngân hàng Trung Quốc chi nhánh tại Ma Cao, NHTM Nam Dương, Ngân hàng tỉnh Quảng Đông chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Tân Hoa chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Trung Nam chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Kim Thành chi nhánh Hồng Kông, NHTM Quốc Hoa chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Hưng Nghiệp Triết Giang chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Diêm Nghiệp chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Bảo Sinh chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Tập Hữu, NHTM Hoa Kiều; và các công ty chuyên doanh khác hoạt động dưới sự chỉ đạo của ngân hàng Trung Quốc.

Tập đoàn tài chính - ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông) là tập đoàn chuyên kinh doanh các loại hình dịch vụ như dịch vụ ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, bảo hiểm, bất động sản, thẻ tín dụng.

Cơ cấu lại tập đoàn tài chính - ngân hàng Trung Quốc Hồng Kông: Năm 2001, tập đoàn ngân hàng Trung Quốc Hồng Kông đã tiến hành cơ cấu lại, theo đó sáp nhập nghiệp vụ của 10 trong 12 ngân hàng cũ của Tập đoàn, bao gồm Ngân hàng Trung quốc chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Tỉnh Quảng Đông, Ngân hàng Tân Hoa, Ngân hàng Trung Nam, Ngân hàng Kim Thành, NHTM Quốc Hoa, Ngân hàng Hưng Nghiệp Triết Giang, Ngân hàng Diêm nghiệp, NHTM Hoa Kiều và Ngân hàng Bảo sinh.

Sau khi cơ cấu lại, Tập đoàn ngân hàng Trung Quốc Hồng Kông đã đổi tên thành Công ty TNHH Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hồng Kông (Bank of China (Hong kong) Ltd - BOCHK). Hiện nay, BOCHK là một trong 4 đơn vị trực thuộc Ngân hàng Trung Quốc (BOC):

- 34 -

1. Công ty TNHH Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hồng Kông (BOCHK).

+ Công ty TNHH NHTM Nam Dương + Công ty TNHH thẻ tín dụng quốc tế + Công ty TNHH Ngân hàng Tập hữu

2. Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ - Ngân hàng Trung Quốc (BOC Group Life Assurence Co.Ltd).

3. Công ty TNHH cổ phần quốc tế - Ngân hàng Trung Quốc (BOC International Holdings Limited).

4. Công ty TNHH bảo hiểm - Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China Group Insurance Co.Ltd). [5]

BOCHK đã có một số đổi mới lớn sau khi tiến hành cơ cấu lại như: xây dựng cơ chế quản trị công ty (corporate governance); xây dựng cơ chế quản lý giám sát rủi ro độc lập; cơ chế truy cứu trách nhiệm toàn diện; thực hiện phương châm "khách hàng là trọng tâm".

Trong cơ cấu tổ chức mới, BOCHK đã xây dựng chế độ Hội đồng quản trị toàn diện, xác định rõ quan hệ quyền lợi và trách nhiệm của HĐQT và Bộ phận quản lý. Giám đốc điều hành sẽ điều hành công việc quản lý theo sự uỷ quyền của HĐQT. BOCHK sẽ cung cấp thông tin nhằm nâng cao độ minh bạch cho ngân hàng theo yêu cầu về giám sát quản lý, quy định pháp luật cũng như tiêu chuẩn đối chiếu với các NH đăng ký tại địa phương.

Mô hình quản lý mới BOCHK: Theo mô hình quản lý mới, BOCHK có 1 Giám đốc điều hành (Chief Executive) và 4 Phó giám đốc điều hành (Deputy Chief Executives) được thông qua bởi quyết định của Cục quản lý tài chính Hồng Kông

- 35 -

Thứ nhất, việc xuất hiện các mô hình tổ chức và vận hành doanh nghiệp là một phạm trù lịch sử, có tính độc lập khách quan. Một mệnh lệnh hành chính không phải là điều kiện để chuyển một ngân hàng thương mại, cho dù ngân hàng đó là lớn thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng. Thực tế đó chứng tỏ, sự can thiệp của nhà nước chỉ là điều kiện cần, mang ý nghĩa hỗ trợ và thúc đẩy chứ không phải là điều kiện đủ. Quan trọng là nhu cầu tự thân của bản thân tổ chức đó trên cơ sở hội tụ được các điều kiện thiết yếu. Do vậy, việc hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng một cách nóng vội khi chưa thực sự hội đủ những điều kiện tối cần thiết không những không hiệu quả mà đôi khi còn gây những hậu quả không nhỏ bởi tài chính-ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm và có ảnh hưởng rộng tới nền kinh tế.

Gắn liền với tập đoàn kinh doanh là mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước đang phát triển, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó phải là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Điều quan trọng hơn cả là việc chi phối của công ty mẹ với các công ty con hoàn toàn không thông qua các quyết định hành chính. Tuỳ theo từng tập đoàn, công ty mẹ chi phối các công ty con bằng các quan hệ kinh tế, thông qua tỷ lệ vốn góp, sử dụng thương hiệu hoặc qua việc hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, thị trường. Đối với một tập đoàn tài chính - ngân hàng, nguyên tắc này lại càng phải được đảm bảo.

Thứ hai, một nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung, tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và các chuẩn mực kế toán là một điều kiện không thể thiếu. Bên cạnh đó, kiên quyết đẩy mạnh quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo hướng hạn chế tối thiểu các doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Đối với việc cổ phần hoá các NHTM, Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ trên 51% cổ phần. Bởi lẽ

- 36 -

Nhà nước vẫn hoàn toàn có khả năng chi phối với tư cách là cổ đông lớn nhất. Hơn nữa, việc Nhà nước không nắm giữ trên 51% sẽ tạo tâm lý thoải mái hơn cho các nhà đầu tư rằng đây không còn thuộc "sở hữu" của nhà nước mà Nhà nước cũng chỉ là một cổ đông, như vậy sẽ có cơ hội huy động được nhiều hơn các nhà đầu tư.

Thứ ba, cần đảm bảo vai trò chi phối và kiểm soát của Công ty mẹ (ngân hàng) đối với các công ty con thông qua mối quan hệ tài chính chứ không phải do những ảnh hưởng về mặt hành chính. Hiện tại, vai trò của Tổng công ty đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, vốn của Tổng công ty chính là vốn nhà nước trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại. Mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, vai trò điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của Tổng công ty chỉ tồn tại trên văn bản. Thực chất, tổng công ty chỉ can thiệp vào hoạt động của các công ty thành viên bằng các quyết định mang tính hành chính. Đây là một nguyên tắc tối kỵ trong việc tổ chức mô hình hoạt động của tập đoàn. Đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm, cơ chế điều chuyển vốn rõ ràng hơn nhưng vốn điều chuyển thực chất là vốn huy động chứ không phải vốn điều lệ của công ty mẹ. Đặc biệt, cần hết sức chú trọng tới việc phân định rõ ràng trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, đồng thời gắn quyền lợi của các nhà lãnh đạo này với trách nhiệm thực sự của họ.

Thứ tƣ, mặc dù đặc trưng của tập đoàn là hoạt động đa ngành, nhưng các tập đoàn tài chính - ngân hàng không nên mở rộng vào nhiều lĩnh vực, mà chỉ nên tập trung vào một số chuyên ngành có khả năng phát triển nhất, sau một thời gian ổn định hoạt động sẽ từng bước mở rộng sang các lĩnh vực khác. Như vậy sẽ đảm bảo tập trung được nguồn vốn và tăng được sức mạnh tài chính, tạo dựng được thương hiệu ổn định.

- 37 -

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG ĐIỀU

KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hội nhập kinh tế quốc tế

2.1.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Ngày 06/05/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)