Điều kiện từ bên ngoài

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 57)

a. Môi trường pháp lý

Chính phủ cũng đã ban hành Luật Tổ chức Tín dụng để điều tiết hoạt động của các tập đoàn như:

Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam tại điều 32 chỉ rõ các tổ chức tín dụng được phép thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự do để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo quy định của Chính phủ. Điều 61 và các điều từ 69 đến 76 của luật này còn quy định các hoạt động khác của TCTD được phép thực hiện bao gồm góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối và vàng, thực hiện các nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, tư vấn tài chính cho khách hàng; được kinh doanh bảo hiểm, cho thuê tài chính thông qua các công ty độc lập.

Theo Luật doanh nghiệp năm 2005, chương VII đề cập về nhóm công ty như sau: "Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác". Hình thức của nhóm công ty là: công ty mẹ-công ty con, tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. Theo đó, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy

- 48 -

mô lớn, Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa hai hình thức tổ chức này là quy mô của nhóm công ty về công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

Bên cạnh những chính sách phù hợp thì, hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung, tập đoàn tài chính ngân hàng nói riêng, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và chuẩn mực kế toán còn thiếu. Hệ thống văn bản hiện hành hướng dẫn hoạt động của các tổng công ty tài chính và các ngân hàng thương mại nhà nước, đa phần các văn băn pháp quy này đều được xây dựng trên quan điểm xem doanh nghiệp nhà nước là một đơn vị trực thuộc.

b. Mức độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính

Sự hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng thường bắt nguồn từ việc mở rộng loại hình kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của ngân hàng mẹ, từ chỗ chỉ kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mở rộng kinh doanh sang dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán,... Mặt khác, trong thị trường dịch vụ tài chính phát triển, khách hàng đòi hỏi được cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói với nhiều tiện ích và chất lượng cao. Vì vậy, sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính sẽ tạo môi trường cho NHTM mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo tiền đề mở rộng qui mô hoạt động, hình thành các công ty con kinh doanh đa lĩnh vực.

Trong thời gian qua, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng khá (ở cả 3 lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán), từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, các sản phẩm/dịch vụ ngày càng được đa dạng hoá. Môi trường pháp lý cho hoạt động của ngành dịch vụ tài chính đã hình thành và dần được hoàn thiện. Hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngành dịch vụ tài chính đều có hệ thống luật và các văn bản pháp lý dưới luật

- 49 -

điều chỉnh. Hệ thống các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính phát triển ngày càng đa dạng, với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế và có sự tham gia ngày càng sâu rộng của các chủ thể nước ngoài đã thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ trong việc cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường. Sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính đã bước đầu tạo môi trường cho các NHTM mở rộng qui mô, đa dạng hoá hoạt động và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, so với thị trường dịch vụ tài chính của một số nước trong khu vực, thì thị trường dịch vụ tài chính Việt nam còn nhiều hạn chế như: hàng hoá chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ thấp, khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tài chính mới còn nhiều hạn chế do chất lượng nguồn lực, khả năng cạnh tranh và thích ứng với hội nhập quốc tế còn yếu, mức độ ứng dụng công nghệ và trình độ quản lý còn ở mức thấp; chưa coi trọng cạnh tranh về chất lượng. Chính vì vậy, để tạo môi trường kinh doanh cho các tập đoàn tài chính - ngân hàng, đòi hỏi một sự phát triển mạnh mẽ và đồng bộ của thị trường dịch vụ tài chính.

c. Cơ chế chính sách phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng

Hình thành tập đoàn kinh doanh nói chung và tập đoàn tài chính ngân hàng là một quá trình diễn ra theo qui luật kinh tế khách quan. Mệnh lệnh hành chính không tạo ra được tập đoàn. Tuy nhiên, Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách hình thành và phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng trên cơ sở NHTMNN.

Chủ trương hình thành và phát triển các tập đoàn tài chính đã được xác định nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện và thúc đẩy việc chuyển đổi các tổ chức tài chính Nhà nước, các NHTMNN còn thiếu, đặc biệt trong quá trình thực hiện cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 57)