Về mô hình tập đoàn tài chính-ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 55)

lựa chọn.

Hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng là một xu thế chung và là đặc điểm ưu tiên của thời kỳ phát triển các dịch vụ tài chính. Không nằm ngoài xu thế này, tại Việt Nam xuất phát từ yêu cầu bảo vệ an toàn của bản thân ngân hàng thương mại, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh với mục tiêu phát triển bền vững và hiệu quả trong thời kỳ đổi mới, các tổ chức tài chính tại Việt Nam bắt đầu mở rộng hoạt động dịch vụ sang những lĩnh vực khác. Một số ngân hàng thành lập công ty chứng khoán trực thuộc hoặc ngân hàng làm đại lý cho công ty bảo hiểm; các công ty bảo hiểm mở rộng tham gia vào lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Ví dụ: 4 NHTM quốc doanh lớn (Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp) đều thành lập công ty chứng khoán, trong khối NHTM CP có NHTM CP Á Châu, NHTM CP Nhà, NHTM Mekong cũng thành lập công ty chứng khoán. Trong lĩnh vực bảo hiểm, ngày 28/11/2005, theo quyết định 310/QĐ/2005/TTg-CP, Chính Phủ thí điểm thành lập tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt, đây là tập đoàn tài chính - bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh đa ngành, trong đó ngành nghề kinh doanh chủ yếu là bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư tài chính với nguyên tắc hiệu quả, đổi mới và tăng trưởng. [12]

Trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn đinh, các NHTM Việt Nam đang nỗ lực tăng vốn để đạt tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sau khi phát hành trái phiếu đã đưa

- 46 -

vốn chủ sở hữu lên 10.000 tỷ đồng, đạt hệ số CAR 8.5%, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức 15%/năm; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ký thoả thuận với hãng Moody’s để được xếp hạng trong giới tài chính quốc tế. Đồng thời các ngân hàng thương mại có xu hướng đa dạng hoá dịch vụ tài chính phi ngân hàng thông qua liên kết, bán chéo sản phẩm hoặc trực tiếp cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng hoặc thành lập các pháp nhân trực thuộc.

Hiện nay, 4 Ngân hàng (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và xây dựng, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp) đều chuyển thành NHTM hoạt động kinh doanh đa năng, đã và đang cạnh tranh với nhau để phân chia thị trường theo cơ chế thị trường. Khi các NHTM nước ngoài vào Việt Nam và hoạt động kinh doanh bình đẳng với các NHTM Việt Nam (theo lộ trình vào năm 2011) thì đối thủ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam sẽ là các NHTM và tập đoàn tài chính - ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, Nhà nước chỉ cần nắm một tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn, đủ mạnh làm công cụ để đảm bảo giữ vững định hướng XHCN.

Sau khi sáp nhập, các NHTM Nhà nước đã được cổ phần hoá do Nhà nước giữ cổ phần khống chế thông qua tập đoàn tài chính - ngân hàng làm đại diện sẽ trở thành đơn vị thành viên, hoạt động kinh doanh theo hướng chuyên doanh, chủ yếu các lĩnh vực kinh tế mà NHTM có lợi thế. Các công ty trách nhiệm hữu hạn như công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm phi nhân thọ, công ty kinh doanh dịch vụ thẻ,... sẽ được tổ chức lại theo chiến lược kinh doanh tổng thể của tập đoàn tài chính - ngân hàng Việt Nam.

Ưu điểm của việc thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng theo mô hình ngân hàng đa năng:

- Tăng nguồn vốn hoạt động cho các ngân hàng dẫn đến đầu tư đa dạng - Đa dạng hoá các hình thức đầu tư của ngân hàng.

- 47 -

- Nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh của ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng có đủ điền kiện để cạnh tranh lành mạnh.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)