Hình thức thành lập

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 36)

Hiện nay, có 7 hình thức để xây dựng các tập đoàn tài chính - ngân hàng như:

- Các ngân hàng hạng trung kết hợp với nhau. - Các ngân hàng hạng lớn kết hợp với nhau.

- Ngân hàng hạng lớn kết hợp với một/vài ngân hàng hạng trung. - Ngân hàng hạng lớn tự vươn lên thành tập đoàn (tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, thu nạp các tổ chức phi ngân hàng,….

- Ngân hàng hạng lớn mua một/vài ngân hàng hạng trung.

- Tổ chức tài chính phi ngân hàng (có thể cả tổ chức phi tài chính) mở rộng hoạt động sang lĩnh vực ngân hàng (thành lập ngân hàng trong tập đoàn) và lĩnh vực tài chính khác (có hay không có thành lập định chế thuộc tập đoàn theo qui định của pháp luật).

- M&A (Hợp nhất và sáp nhập).

Hình thức phổ biến nhất hiện nay là M&A (Hợp nhất và sáp nhập do tham vọng quản lý – Managerial ambition) và làn sóng sáp nhập hình thành các ngân hàng khổng lồ xuất hiện là nhờ hai động lực chủ yếu: Giảm sự can thiệp của nhà nước (deregulation) vào hoạt động ngân hàng; Xóa bỏ các rào cản giữa các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán.

Tại Mỹ, thậm chí các công ty phi tài chính (non-financial companies) như tập đoàn bán lẻ Wal - Mart cũng muốn tham gia hoạt động ngân hàng bên cạnh việc hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng khổng lồ, các megabank và mô hình ngân hàng cũ trở nên lỗi thời do thay đổi cơ bản về cơ cấu sau đây:

- 25 -

Sự tăng trưởng của thị trường vốn từ những năm 1980. Giai đoạn 1974- 1994, trong tổng vay nợ của khu vực phi tài chính thì tỷ trọng của các NHTM Mỹ đã giảm từ 30% xuống hơn 20% mặc dù con số tín dụng ngân hàng tuyệt đối vẫn tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các NHTM càng lớn càng có điều kiện hoạt động đầu tư thông qua bảo trợ (Wing) và bảo lãnh phát hành (underwriting) cổ phiếu và trái phiếu, tư vấn M&A, buôn bán chứng khoán và hàng hoá trên tài khoản của ngân hàng và của các định chế khác. TTCK phát triển tạo ra những cơ hội mới cho các NHTM thông qua chứng khoán hoá (Securitise) hay bán đứt (sell off) các khoản nợ, sắp xếp các khoản phí mà không cần tăng vốn. Năm 2001, khoảng 18% thu nhập phi lãi suất của các NHTM Mỹ là từ bán và cung cấp dịch vụ đối với những tài sản đã chứng khoán hoá. Theo IMF, tổng tài sản của các ngân hàng châu Âu năm 2004 lên tới 28.000 tỷ USD, gấp 2,5 lần tổng giá trị thị trường chứng khoán nợ của khu vực tư nhân và gấp 3 lần mức vốn hoá (capitalisation) của thị trường chứng khoán châu Âu. Ngược lại, tổng tài sản của các ngân hàng ở Mỹ chỉ có 8.500 tỷ USD, chỉ bằng một nửa so với qui mô của thị trường chứng khoán nợ khu vực tư nhân hay thị trường cổ phiếu. [5]

Công nghệ tin học phát triển mạnh cũng trong những năm 1980. Xuất hiện những đối thủ cạnh tranh với các NHTM bán lẻ (retail bank), chẳng hạn như thanh toán qua điện thoại di động đã mở đường cho các công ty điện thoại cạnh tranh với NHTM trong hoạt động thanh toán và quản lý tài khoản cá nhân. Tuy nhiên, việc đó cũng không dễ dàng với các công ty điện thoại do phải đối mặt với quản lý những rủi ro tài chính và phải chấp nhận những qui định nghiêm ngặt hơn. Các ngân hàng bán lẻ đưa ra những dịch vụ mới dựa trên sự phát triển của công nghệ tin học, chẳng hạn như dịch vụ ngân hàng trên mạng (online banking) trở thành phương thức mới rất có lợi cho ngân hàng trong phục vụ các khách hàng của mình. Số sản phẩm bình quân đã bán

- 26 -

cho một khách hàng của một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất ở Mỹ Wells Fargo đã từng từ 4,6 vào cuối năm 2004 lên 4,8 vào cuối năm 2005. Giảm sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động ngân hàng theo luật Riegle- Neal năm 1994. Xoá bỏ rào chắn giữa các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán theo luật Gramm - Leach - Bliley năm 1999 cho phép thành lập các tập đoàn tài chính hỗn hợp (diversified financial groups). Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đạo luật này có giá trị tương đương như việc xuất hiện đồng tiền chung châu Âu năm 1999 vì giai đoạn 1999-2004, giá trị các vụ hợp nhất thuộc lĩnh vực tài chính trong nội bộ châu Âu đạt 500 tỷ EURO, gần tương đương giá trị các vụ sáp nhập trong nội bộ nước Mỹ là 580 tỷ EURO. [5]

Thực tế trên thế giới những năm gần đây cho thấy, ngân hàng khổng lồ hình thành qua 2 hình thức cơ bản là sáp nhập/hợp nhất (M&A) và tăng trưởng tự nhiên (organic growth). Trường hợp các ngân hàng "nuốt" lẫn nhau (bank-eat-bank) không nhiều. Khoảng một nửa các vụ sáp nhập ngân hàng trên thế giới làm giảm giá trị cổ phần, trong khi đó, các ngân hàng hạng trung lại tăng giá trị thị trường, một phần vì các nhà đầu tư hy vọng nó sẽ được ngân hàng lớn mua lại.

Ngân hàng khổng lồ, tập đoàn tài chính - ngân hàng là xu thế chung của cả thế giới. Ba siêu ngân hàng (megabank) mới của Nhật đã "nuốt" tới 11 ngân hàng cũ. Mười NHTM lớn nhất của Mỹ kiểm soát 49% tổng tài sản ngân hàng cả nước. Cách đây 10 năm con số này mới chỉ là 29%. Ngân hàng lớn thứ 3 của Mỹ theo giá trị thị trường (market capitalisation) JPMorgan Chase là kết quả sáp nhập giữa 550 ngân hàng và các định chế tài chính khác, 20 trong số đó sáp nhập trong vòng 15 năm qua. [15]

Dưới đây, là mười vụ sáp nhập tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới từ năm 1995 đến nay.

- 27 -

Bảng 1.3: Mƣời vụ sáp nhập tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới từ năm 1995

Đối tƣợng sáp nhập Chủ thể sáp nhập/năm Giá trị hợp đồng sáp nhập (Tỷ USD)

UFJ Holdings Mitsubishi Tokyo Financial

Group/2005 59,1

Bank One JPMorgan Chase/2004 56.9

FleetBoston Financial Bank of America/2003 47.7

BankAmerica NotiosBank/1998 43.1

Citicorp Travelers Group/1998 36.3

MBNA Bank of America/2005 35.2

NatWest Royal Bank of Scotland/1999 32.4

Wells Fargo Norwest/1998 31.7

JPMorgan Chase Manhattan/2000 29.5

Sakura Bank Sumitomo Bank/2000 25.8

(Nguồn dữ liệu: The economicst, May 20th 2006 – A Survey of International Banking – p.13)

Bảng 1.4: Mƣời vụ đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất vào ngân hàng Trung Quốc

Thời gian Đối tƣợng (% mua) Chủ thể Giá trị hợp đồng (triệu USD)

8.2005 Bank of China (10.0) Royal Bank of Scotland

(Anh),Merrill Lynch (Mỹ), Li Ka-shing (HongKong)

3.100

6.2005 China Construction Bank Corp (9.0)

- 28 - 12.2005 Guangdong Development Bank (85.0) Citigroup (Mỹ) và khác 3.000 1.2006 Industrial&Commercial Bank of China (7.0) Goldman Sachs (Mỹ) 2.580

1.2005 China Construction Bank Corp (5.1) Temasek Holding (Singapore) 2.466 8.2004 Bank of Communications (19.9) HSBC Holding (Anh) 1.745

9.2005 Bank of China (5.0) Temasek Holding

(singapore)

1.550

1.2006 Industrial&Commercial Bank of China (2.5)

Allianz (Đức) 1.000

3.2.006 China CITIC Bank (19.9)

CITIC (HongKong) 714

9.2005 Banh of China (1.6) UBS (Thuỵ sỹ) 500

(Nguồn dữ liệu: The economicst, May 20th 2006 – A Survey of International Banking – p.20)

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)