Hoạch định chiến lược, hoạch định tác nghiệp quản trị: 1 Lập kế hoạch chiến lược:

Một phần của tài liệu BAI GIANG QTH 2019 DOC (Trang 33 - 35)

CHỦ ĐỀ 4: HOẠCH ĐỊNH 4.1 Khái niệm, vai trị và vị trí của hoạch định

4.4. Hoạch định chiến lược, hoạch định tác nghiệp quản trị: 1 Lập kế hoạch chiến lược:

4.4.1. Lập kế hoạch chiến lược:

Khái niệm:

Lập kế hoạch chiến lược là quá trình xác định làm sao đạt được những mục tiêu dài hạn của tổ chức với các nguồn lực có thể huy động được. Về mặt nội dung, lập kế hoạch chiến lược là q trình xây dựng chiến lược và khơng ngừng hồn thiện bổ sung chiến lược khi cần thiết. Nói một cách khác, lập kế hoạch chiến lược xoay quanh việc xây dựng chiến lược cho tổ chức trên cơ sở phân tích vị trí của tổ chức trong mơi trường hoạt động của nó.

Lập kế hoạch chiến lược có vai trị quan trọng. Nó cho phép nhà quản trị đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, xác định đâu là thời cơ cho phép doanh nghiệp sử dụng lợi thế cạnh tranh của mình và đâu là những mối đe dọa…

Các cấp chiến lược:

Ba cấp chiến lược:

- Chiến lược cấp doanh nghiệp: Là chiến lược trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp sẽ nằm ở trong những ngành kinh doanh nào, vị trí của doanh nghiệp đối với mơi trường, và vai trị của từng ngành kinh doanh trong doanh nghiệp.

Dựa vào chiến lược cấp doanh nghiệp, ban quản trị có thể biết cần phải mua thêm hay bán bớt những ngành kinh doanh nào.

- Chiến lược cấp kinh doanh: là chiến lược xác định doanh nghiệp nên cạnh tranh trong mỗi ngành kinh doanh của nó như thế nào.

Đối với những doanh nghiệp nhỏ, chuyên hoạt động trong một ngành kinh doanh, và đối với những doanh nghiệp lớn chun mơn hóa (tránh đa dạng hóa sản phẩm), thì chiến lược cấp kinh doanh của nó cũng tương tự như chiến lược cấp doanh nghiệp.

Nhưng khi doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành kinh doanh khác nhau, thông thường, doanh nghiệp đó thường được phân ra thành những đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU: strategic business unit), hay gọi là đơn vị thành viên, tương đối độc lập với nhau. Mỗi đơn vị thành viên đó đảm nhận một hay một số ngành kinh doanh, tự lập ra chiến lược riêng cho đơn vị mình trong sự thống nhất với chiến lược và lợi ích tổng thể của tồn doanh nghiệp.

- Chiến lược cấp chức năng: là chiến lược xác định cần phải hỗ trợ chiến lược cấp kinh doanh như thế nào. Những chiến lược ở các bộ phận chức năng như: Nghiên cứu và Phát triển, Chế tạo, Tiếp thị, Nhân sự, Tài chính…đều phải tuân theo và thống nhất với các chiến lược cấp kinh doanh.

Chiến lược cấp chức năng là những chức năng riêng khơng phải là những chức năng của q trình quản trị, và là đối tượng nghiên cứu của các mơn học tương ứng.

Q trình quản trị chiến lược:

Q trình quản trị chiến lược là một quá trình 7 bước liên quan tới việc lập kế hoạch chiến lược, thực hiện và đánh giá chiến lược.

 Bước 1: Xác định sứ mệnh và những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp: Sứ mệnh là mục đích thường kỳ, là lý do tồn tại của doanh nghiệp. Sứ mệnh phản ánh nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp đối với môi trường và thường được thể hiện thông qua những triết lý kinh doanh hết sức ngắn gọn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp Cấp doanh nghiệp

SBU1 SBU2 SBU3

Cấp kinh doanh Nghiên cứu và phát triển Sản xuất Tiếp thị Nhân sự Tài chính Cấp chức năng Xác định sứ mệnh và những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Phân tích mơi trường Phân tích các nguồn lực của DN Đánh giá lại sứ mệnh và những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Hình thành các chiến lược Thực hiện các chiến lược Đánh giá kết quả

Sứ mệnh cho thấy phương hướng phấn đấu của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại. Các doanh nghiệp có thể thay đổi chiến lược để đạt được sứ mệnh, nhưng ít khi thay đổi lý do tồn tại của mình, nếu có thay đổi, thì sứ mệnh của doanh nghiệp trở nên rộng lớn hơn.

Một khi sứ mệnh đã được hình thành thì những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp cũng được xác định, nó trả lời cho câu hỏi: doanh nghiệp sẽ hoạt động ở trong những ngành kinh doanh nào. Điều này buộc ban lãnh đạo doanh nghiệp phải phân tích kỹ lưỡng phạm vi sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

 Bước 2: Phân tích mơi trường để từ đó nhận thức được cơ hội và những mối đe dọa

Việc phân tích mơi trường cho phép doanh nghiệp dự đốn:

- Nhu cầu của thị trường để tổ chức sản xuất sớm hơn, chờ thời cơ xuất hiện doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hành động.

- Các đối thủ cạnh tranh đã đi đến đâu trong lĩnh vực công nghệ?

- Những luật và những chính sách mới nào sẽ ra đời ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp?

- Những thay đổi thị trường cung ứng đầu vào như vật tư, lao động…

 Bước 3: Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp để từ đó xác định được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

 Bước 4: Đánh giá lại sứ mệnh và những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

 Bước 5: Hình thành các chiến lược

 Bước 6: Thực hiện các chiến lược

 Bước 7: Đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu BAI GIANG QTH 2019 DOC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w