2.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi nhưng không đồng đều giữa các khu vực, trong đó động lực tăng trưởng chủ yếu từ các nước đang phát triển và mới
nổi. Lạm phát các nước này có xu hướng tăng nhanh khiến các Ngân hàng Trung
ương điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt. Thị trường tài chính, tiền tệ biến động phức tạp và cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu làm ảnh hưởng đến đà phục
hồi kinh tế. Trong nước, tổng thể vĩ mơ nhìn chung ổn định, kinh tế phục hồi khá nhanh và ổn định, tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 6.7%, xuất khẩu ước tăng
23%, gần 4 lần so với kế hoạch. Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà
nước kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10 nhưng khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11
năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21,500 đồng/USD Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng thiếu tính bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; cơ sở hạ tầng còn yếu kém; hiệu quả đầu tư thấp; nhập siêu còn lớn; bội chi ngân sách cao, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Nửa đầu 6 tháng đầu năm kinh tế thế giới đã từng bước phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững, vẫn tiềm ẩn những rủi ro lớn về tài chính. Chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới kinh tế Việt Nam đã
và đang đối mặt với khá nhiều khó khăn: lạm phát tăng cao đã kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tình trạng nhập siêu tiếp tục
căng thẳng, thị trường chứng khoán và bất động sản sụt giảm mạnh và biến động phức tạp khó lường của thị trường tài chính ngân hàng. Kết thúc 6 tháng đầu năm nền kinh tế vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận: dự báo tăng trưởng kinh tế đạt 5.6% sản xuất công nghiệp ước 419 ngàn tỷ đồng, tăng 14.2% so với cùng kỳ năm trước, khu vực dịch vụ dự kiến tăng 6.3%.
Trên địa bàn, mặt dù gặp khơng ít khó khăn, thách thức do biến động giá
cả thị trường ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của nhân
dân. Hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng và dịch heo tai xanh ảnh hưởng đến chăn ni. Song với sự phấn đấu tích cực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng đảm bảo mục tiêu đề ra: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn năm 2010 ước tăng 13.5% so với năm 2009, trong đó, ngành cơng nghiệp – xây dựng tăng 14.7%; ngành dịch vụ tăng 14.7%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3.9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành năm 2010: công nghiệp - xây dựng 57.2%; thương mại, dịch vụ 34%; nông, lâm, ngư nghiệp 8.7%. Thu nhập bình quân của người dân cũng cao hơn trước đây dẫn đến gia tăng nhu cầu có các sản phẩm tiết kiệm, sản phẩm thẻ và các dịch vụ tài
chính cá nhân. Đây là một thị trường mở cho các ngân hàng vốn hiện tại vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu một cách đầy đủ.
Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 vượt 27.5% dự toán trung ương giao, vượt kế hoạch đề ra.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 32,321 tỷ đồng, chiếm
42.7%GDP, vượt kế hoạch đề ra. Trong đó vốn trong nước chiếm 48.2%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 51.8% tổng vốn đầu tư.
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt trên 1.5 tỷ USD
(bao gồm đăng ký mới và dự án tăng vốn) vượt kế hoạch đề ra.
Thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua cấp giấy chứng nhận đầu tư
52,000 tỷ đồng, vượt kế hoạch. Doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh là 20,000 tỷ đồng (bao gồm đăng ký mới và đăng ký tăng vốn), vượt kế hoạch đề
ra.