CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌN HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
1.3.1. Nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016)
Mục tiêu chính yếu của nghiên cứu là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên điạ bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong đó nghiên cứu định tính góp phần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập trên điạ bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu định lượng nhằm đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT trên BCTC. Mơ hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố: Mơi trường Pháp lý; môi trường kinh tế; mơi trường văn hóa; mơi trường chính trị; hê thống thơng tin kế tốn; khả năng của nhà quản lý; trình độ nhân viên kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy thứ tự tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC theo thứ tự giảm dần như sau: Mơi trường chính trị; hê thống thơng tin kế tốn; mơi trường pháp lý; khả năng của nhà quản lý; trình độ nhân viên kế tốn; mơi trường văn hóa; mơi trường kinh tế. Bên cạnh đó mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu là 71,2% như vậy các nhân tố vừa nêu giải thích được 71,2% sự biến thiên của CLTT BCTC, còn lại 28,8% sự biến thiên của CLTT trên BCTC là do các nhân tố khác chưa được nghiên cứu trong đề tài này quyết định. Mơ hình nghiên cứu được trình bày tại sơ đồ 1.06
Sơ đồ 1.06: Mơ hình nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) 1.3.2. Nghiên cứu của Võ Thị Thúy Kiều (2019)
Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu chính yếu là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng thơng tin kế tốn trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu, nhận diện mơ hình nghiên cứu chính thức; Nghiên cứu định lượng xem xét mức độ tác động của các nhân tố đến CLTTKT trình bày trên BCTC gồm 6 nhân tố gồm: hệ thống thơng tin kế tốn, trình độ nhân viên kế tốn, mơi trường pháp lý, cam kết của nhà quản lý, cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị, chất lượng dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các nhân tố trên đều có tác động đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thứ tự giảm dần như sau: chất lượng dữ liệu, hệ thống thơng tin kế tốn, cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị, trình độ nhân viên kế tốn, mơi trường pháp lý, cam kết của nhà quản lý. Mơ hình nghiên cứu được trình bày tại sơ đồ 1.08
Sơ đồ 1.08: Mơ hình nghiên cứu của Võ Thị Thúy Kiều (2019) 1.3.3. Nghiên cứu của Đậu Thị Kim Thoa (2019)
Nghiên cứu đã tìm hiểu các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế tốn của đơn vị sự nghiệp cơng lập tại Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lương. Nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tượng là trưởng đơn vị, phó đơn vị, kế tốn trưởng, kế tốn viên, chủ tịch cơng đoàn với số lượng mẫu thu thập là 164 đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam.
Sơ đồ 1.08: Mơ hình nghiên cứu của Đậu Thị Kim Thoa (2019)
Mơ hình nghiên cứu gồm 9 nhân tố: sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo; sự am hiểu của kế toán trưởng; sự am hiểu của kế toán viên; đặc điểm văn hoá tổ chức của đơn vị; đặc điểm cơ cấu tổ chức của đơn vị; mức độ tự chủ tài chính, mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng; mức độ đáp ứng của phần mềm; mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông. Kết quả nghiên cứu nhân tố đặc điểm văn hóa của tổ chức đơn vị có tác động mạnh nhất trong tất cả các nhân tố bên trong đơn vị đến minh bạch TTKT, kế đến là các nhân tố: mức độ tự chủ tài chính, mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng, sự am hiểu của kế toán trưởng, mức độ đáp ứng của phần mềm, sự am hiểu của kế toán viên, sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo. Kết quả kiểm định cho thấy sẽ là một kênh tham khảo cho các nhà quản lý, cơ quan nhà nước và những người sử dụng thông tin để đánh giá minh bạch TTKT của các đơn vị SNCL.
Tuy nhiên luận án còn một số hạn chế như: đề tài chưa xem xét đến báo cáo quản trị; chưa xem xét đến các nhân tố bên ngoài tác động đến minh bạch TTKT của đơn vị SNCL. Các nhân tố bên trong đơn vị được nhận diện đã giải thích được 63,8% sự biến thiên của minh bạch, còn lại 37,2% là do sự tác động của các nhân tố chưa được đưa vào mơ hình nghiên cứu; cỡ mẫu khảo sát gồm nhiều loại hình đơn vị, nhiều lĩnh vực hoạt động và khảo sát tại nhiều tỉnh thành nên mẫu khá phản ánh tổng thể, đối tượng khảo sát còn hạn chế.
1.3.4. Nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần và Nguyễn Thị Lời (2020)
Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến CLTTBCTC trong các đơn vị hành chính sự nghiệp tại địa bàn tỉnh Bình Dương. Phương pháp khảo sát được sử dụng trên mẫu bao gồm 148 đơn vị HCSN tại địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu đã xác định mơ hình hồi quy phản ánh tác động của năm nhân tố đến CLTT BCTC bao gồm: Mức độ tuân thủ chế độ kế toán HCSN; Chất lượng nhân viên kế toán; Mức độ thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB); Cam kết với tổ chức; Ứng dụng công nghệ thông tin. Kết quả khảo sát cũng cho thấy CLTT BCTC trong các đơn vị HCSN tại Bình Dương ở mức chấp nhận được với giá trị 3,56/5 điểm.
Trong nghiên cứu này, thang đo đo lường CLTT BCTC là thang đo bậc hai, bao gồm 4 thành phần bậc 1, cụ thể: Thích hợp (bao gồm 4 biến quan sát); Có thể tin cậy (bao gồm 3 biến quan sát); Có thể so sánh (bao gồm 3 biến quan sát); Có thể hiểu được (bao gồm 4 biến quan sát). Mơ hình nghiên cứu được trình bày tại Sơ đồ 1.10