CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2.2.8. Kiểm định giá trị thang đo
Giá trị thang đo nói lên khả năng thang đo đó có đo lường được những gì chúng ta muốn nó đo lường (Litwin 1995; Hogan 2003, theo Mouzhi Ge 2009). Nội dung và phương pháp kiểm định giá trị thang đo như sau:
Giá trị nội dung: là dạng giá trị mang tính định tính nhằm xác định thang đo
có bao phủ đầy đủ nội dung khái niệm hay không (Bollen 1989, theo Nguyễn 2012). Trong nghiên cứu này, giá trị nội dung được đảm bảo thông qua nghiên cứu tổng quan và tập hợp các ý kiến phản biện của các đối tượng tham gia thảo luận từ nghiên cứu tình huống.
Giá trị hội tụ và phân biệt: giá trị hội tụ nói lên mức độ hội tụ của một thang
đo được sử dụng để đo lường một khái niệm sau nhiều lần lặp lại (Nguyễn, 2011). Giá trị phân biệt nói lên hai thang đo đo lường hai khái niệm khác nhau phải khác biệt nhau. Giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thường được kiểm tra bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Nguyễn 2011). Để đánh giá giá trị hội tụ, tác giả phân tích ma trận các trọng số nhân tố (Pattern matrix). Đối với giá trị phân
biệt, nghiên cứu xem xét phần tổng phương sai trích TVE (Total variance explained).
Giá trị liên hệ lý thuyết: nói lên mối quan hệ của khái niệm với các khái niệm khác trong hệ lý thuyết đang nghiên cứu (Campbell 1960, theo Nguyễn 2011). Giá trị này thường được kiểm định cùng với kiểm định mơ hình lý thuyết (Nguyễn, 2011).
Giá trị tiêu chuẩn: thể hiện mức độ liên kết của khái niệm đang nghiên cứu
với một khái niệm khác đóng vai trị là biến tiêu chuẩn để đánh giá. Trong khoa học xã hội rất khó xác định biến tiêu chuẩn (Bollen 1989, theo Nguyễn 2011). Bên cạnh đó đến nay vẫn chưa có cơng cụ đo lường cổ điển có sẵn trong nghiên cứu CL thơng tin nên rất khó tiến hành đánh giá giá trị tiêu chuẩn trong lĩnh vực này (Mouzhi Ge, 2009).
Kết quả phân tích EFA cuối cùng sẽ đáp ứng giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Các nhân số của các nhân tố dùng để tính tốn chỉ được hình thành sau khi kiểm tra EFA và Cronbach alpha. Nhân số bằng trung bình cộng của các biến số của từng nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2013).