Lý thuyết nền:

Một phần của tài liệu Tác Động Của Tự Chủ Tài Chính Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Trong Các Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2 : KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.5. Lý thuyết nền:

2.5.1.Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được hình thành từ năm 70 (Susan P. Sapiro, 2005), được phát triển bởi Jensen và Meckling vào năm 1976 trong bối cảnh kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ. Trước đây lý thuyết này chủ yếu sử dụng trong khu vực tư bắt nguồn từ sự đa dạng trong các loại hình cơng ty xuất hiện trong mối quan hệ giữa người chủ (principals) và người đại diện (Agents), người được th để quản lý cơng ty có quyền ra quyết định kinh tế thay cho người chủ thông qua hợp đồng đại diện (Jensen và Meckling 1976). Người chủ (chủ sở hữu) và người đại diện (nhà quản lý) luôn luôn xung đột với nhau về lợi

ích nhưng nhà quản lý có lợi thế và chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin cho cổ đơng theo hướng có lợi cho họ. Từ mâu thuẫn về lợi ích phát sinh đã phát sinh vấn đề thông tin bất cân xứng giữa chủ sở hữu và nhà quản lý. Từ đó, chủ sở hữu sẵn sàng bỏ ra các chi phí đại diện để hạn chế xung đột về lợi ích giữa hai bên nhằm duy trì mối quan hệ đại diện hiệu quả. Sau đó lý thuyết này được áp dụng phổ biến trong khu vực cơng.

Trong lý thuyết chính trị đương đại, lý thuyết đại diện đã trở thành lý thuyết chủ đạo giúp nhận ra minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình trong khu vực cơng liên quan đến vấn đề đại diện (Philp, 2009). Theo như lý thuyết này người dân được xem như là nhà đầu tư và cũng là nhà tiêu dùng các dịch vụ công, họ là người ủy nhiệm đầu tư nguồn lực vào các hoạt động công nên cũng mong đợi được những lợi nhuận từ hoạt động đầu tư công này. Các nhà quản lý trong đơn vị công là người đại diện nhà nước thực hiện quyết định sử dụng NSNN, các khoản viện trợ, tài trợ. Cũng theo lý thuyết này sự thiếu minh bạch sẽ tạo điều kiện cho nhà quản lý đạt được các mục tiêu của họ là ln muốn tối đa hóa lợi ích riêng của mình chứ khơng phải lợi ích của người dân (Guillamon và công sự, 2011).

Để tăng sự minh bạch thông tin, giảm thiểu hành vi quản trị lợi nhuận từ phía người đại diện, các quy định của Nhà Nước về kế toán; quy định về việc vận hành hệ thống giám sát từ bên trong lẫn bên ngoài như mức độ tự chủ tài chính…là một trong những giải pháp hiệu quả. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này vận dụng lý thuyết đại diện để lý giải mối quan hệ giữa Mức độ tủ chủ tài chính đến CLTT BCTC.

2.5.2 Lý thuyết quyền biến (contingency theory)

Lý thuyết quyền biến được phát triển từ những năm 1960 với hàm ý là những gì cấu thành quản lý hiệu quả là tùy thuộc vào đặc điểm của từng tình huống cụ thể (Elsayed và Hoque, 2010). Lý thuyết này được phát triển từ lý thuyết tổ chức, ban đầu lý thuyết này được áp dụng phần lớn trong nghiên cứu hành vi và quản trị, nổi bậc với mơ hình của Fiedler (1964) khi nghiên cứu về phong cách lãnh đạo của nhà quản lý.

Nghiên cứu này kết luận phong cách lãnh đạo của nhà quản lý là một đặc tính lâu dài mà các nhà quản lý không thể thay đổi. Các nhà lãnh đạo thực hiện quản lý có hiệu quả khi họ được đặt trong những tình huống phù hợp với phong cách của họ hoặc những tình huống cần phải thay đổi cho phù hợp với họ. Kế đến, Lawrence và Lorsh (1967) cũng có những đóng góp lớn cho sự phát triển của lý thuyết khi vận dụng lý thuyết này để xác định các nhân tố quyết định của các quy trình tổ chức nội bộ hiệu quả là phụ thuộc vào sự thay đổi trong môi trường mà tổ chức hoạt động, bao gồm mơi trường bên ngồi và mơi trường bên trong. Và nghiên cứu này mở đầu cho làn sóng áp dụng lý thuyết ngẫu nhiên vào nghiên cứu kế toán và lý thuyết này thống trị trong nhiều nghiên cứu được công bố và xuất bản về lĩnh vực kế toán.

Đặc biệt là kế toán quản trị từ những năm 1970 trở đi (Otley, 1980). Nghiên cứu của Otley (2016) thực hiện tổng hợp các nghiên cứu từ những năm 1980 đến 2014 áp dụng lý thuyết quyền biến vào trong kế toán để thiết lập HTTTKT cho đơn vị đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT gồm: các biến độc lập chính có thể được nhóm thành các nhân tố bên ngoài và nhân tố nội bộ vá biến phụ thuộc là thiết kế HTTTKT để đảm bảo các mục tiêu kiểm sốt về hiệu suất tài chính, hành vi ngân sách, thiết kế hệ thống kiểm soát quản lý, hiểu quả, sự hài lịng của cơng việc, thay đổi trong hoạt động.

Lý thuyết quyền biến giúp giải thích sự tác động của mức độ tự chủ tài chính đến CLTT BCTC

2.5.3 Lý thuyết minh bạch

Lý thuyết minh bạch là một trong những nghiên cứu đầu tiên của Metelli (1974, 1985) nhằm khám phá các thành phần tạo nên sự cảm nhận về minh bạch. Nghiên cứu phát hiện minh bạch liên quan đến độ sáng, trong suốt và độ tương phản. Hướng nghiên cứu minh bạch thông tin cũng sớm nhận được sự quan tâm đáng kể trong thực tế cũng như trong lý thuyết trong nhiều thập kỷ qua (Fenster, 2010). Ngay trong thời gian đầu, minh bạch thông tin đã rất được chú trọng trong khu vực công. Minh bạch là một khái niệm trừu tượng khơng thể định nghĩa dễ dàng. Chính vì vậy nhiều nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết minh bạch để xác định những thành phần tạo nên minh bạch thông tin. Tất cả các nghĩa vụ minh bạch dường như có cốt

lỗi chung đó là “tự do thơng tin” và “quyền để biết” (Fenster, 2015). Tất cả điều quan tâm đến khả năng tiếp cận và tính dễ hiểu của thơng tin. Nghĩa là thơng tin được trình bày một cách rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu và định dạng phù hợp với các bên liên quan khác nhau. Trong khu vực công, các nghiên cứu dựa trên các thành phần cốt lõi của minh bạch thông tin đã khám phá nhiều nhân tố cấu tạo nên minh bạch thông tin. Hướng nghiên cứu ban đầu về minh bạch thơng tin kế tốn là cơng bố thơng tin kế tốn (Zimmerman, 1977; Ingram, 1984…). Tuy nhiên những nghiên cứu tiếp theo nhận ra rằng việc cơng bố thơng tin kế tốn vẫn chưa đủ để đảm bảo minh bạch thông tin kế tốn. Minh bạch là phải cung cấp thơng tin một cách chất lượng, điển hình như khn mẫu lý thuyết kế tốn của IPSASB (2014) đã khẳng định thơng tin minh bạch khi nó đạt các tiêu chuẩn chất lượng thông tin. Và trách nhiệm giải trình cũng được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú trọng khi nghiên cứu minh bạch thông tin trong khu vực cơng.

Lý thuyết minh bạch giúp giải thích về Mức độ tự chủ tài chính tác động đến CLTT BCTC.

Bảng 2.01: Tổng kết nhân tố tác động đến CLTT BCTC từ Cơ sở lý thuyết

TT Nhân tố Cơ sở lý thuyết

1 Mức độ tự chủ tài chính

Lý thuyết đại diện Lý thuyết quyền biến

Lý thuyết minh bạch

Mơ hình nghiên cứu rút ra từ nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý thuyết: trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trước và nền tảng cơ sở lý thuyết, mơ hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Sơ đồ 2.02: Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác Động Của Tự Chủ Tài Chính Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Trong Các Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)