Chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác Động Của Tự Chủ Tài Chính Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Trong Các Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

3.2.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu là khâu quan trọng, và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của kết quả nghiên cứu để kiểm định lý thuyết khoa học trong nghiên cứu định lượng. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng trong nghiên cứu này. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn bất cứ phần tử nào mà họ có thể tiếp cận. Ưu điểm của phương thức này là dễ tiếp cận

các đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì cần ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo Tabachnick & Fidel (1996) phân tích hồi qui một cách tốt nhất thì cỡ mẫu cần thiết phải là: n ≥ 8m + 50. Trong đó: n là cỡ mẫu, m là biến số độc lập của mơ hình.

Trong nghiên cứu này, tự chủ tài chính là nhân tố đóng vai trị là biến độc lập và chất lượng thơng tin BCTC là biến phụ thuộc có tổng cộng là 28 biến quan sát, vậy cỡ mẫu cần thiết cho phân tích nhân tố khám phá ít nhất là n = 28 x 5 = 140. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với kích thước mẫu n ≥ 140, để đạt được kích thước mẫu này, tác giả đề xuất khảo sát 200 người là kế toán, kế toán trưởng, ban giám đốc đơn vị hành chính sự nghiệp của các đơn vị hành chính sự nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Thời gian thu thập bảng khảo sát dự kiến thực hiện vào tháng 10 năm 2021.

Một phần của tài liệu Tác Động Của Tự Chủ Tài Chính Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Trong Các Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)