CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5 Các phƣơng pháp đo lƣờng
Phần này sẽ cung cấp các chi tiết liên quan đến bảng câu hỏi, đặc biệt là hai bộ phận trực tiếp và gián tiếp đo lƣờng các biến tiêu chuẩn của TPB (Ab, SN, PBC), kinh nghiệm quá khứ (PE) và các niềm tin nền tảng nổi bật. Cần lƣu ý rằng tất cả các câu hỏi, ngoại trừ phần nhân khẩu học đều đƣợc đo bằng thang đo Likert 7 điểm có khác biệt về ngữ nghĩa (Ajzen, 1991). Loại thang đo này đã đƣợc tác giả Ajzen cho là loại thang đo tối ƣu nhất cho lý thuyết này và cho đến nay vẫn đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng và chứng minh là có tính hiệu quả và thực tiễn. Trong nghiên cứu của East (1993) về lĩnh vực tài chính cũng sử dụng loại thang đo này.
2.5.1 Các biến độc lập và biến phụ thuộc
Ý định (BI): sức mạnh ý định đầu tƣ cổ phiếu đƣợc đánh giá bởi hai mục:
"Tôi sẽ đầu tƣ cổ phiếu " và "Tơi có ý định đầu tƣ cổ phiếu ".
Thái độ (Ab): ngƣời đƣợc hỏi cần phát huy thái độ của họ liên quan đến đầu
tƣ cổ phiếu thông qua ba biện pháp: không tốt - tốt; không sáng suốt - sáng suốt; khơng có lợi - có lợi; khơng triển vọng - triển vọng.
Chuẩn chủ quan (SN): chỉ tiêu đã đƣợc kiểm tra với hai hạng mục đề cập đến
cả hai luồng tham khảo: từ ngƣời thân quan trọng (Hầu hết những ngƣời quan trọng đối với tôi nghĩ rằng tôi nên đầu tƣ cổ phiếu) và yếu tố ảnh hƣởng (Chuyên gia tài chính hoặc thơng tin truyền thơng có ảnh hƣởng đến hành động của tôi, nghĩ rằng tôi nên đầu tƣ cổ phiếu)
Kinh nghiệm quá khứ (PE): NEWACT tạo ra hai câu hỏi về việc đầu tƣ cổ
phiếu trong quá khứ phản ánh các hành vi trong quá khứ (Tôi đã từng đầu tƣ cổ phiếu) và kinh nghiệm (tơi có rất nhiều kinh nghiệm về đầu tƣ cổ phiếu).
Nhận thức kiểm sốt (PBC): có hai khía cạnh, mức độ dễ dàng (đối với tơi,
đầu tƣ cổ phiếu là khó khăn dễ dàng) và các cơ hội (có rất nhiều cơ hội để cho tôi đầu tƣ cổ phiếu), nhƣ đề xuất bởi Ajzen (2006).
2.5.2 Các niềm tin nền tảng nổi bật
Đối với phần này, ý kiến thƣờng xuyên nhắc đến nhiều nhất và quan trọng đã đƣợc lựa chọn đặt trong NEWACT.
Niềm tin về kết quả (OB): các chỉ báo về niềm tin kết quả chi phối thái độ đối
với hành vi Ab Việc dự đoán đƣợc đo gồm niềm tin về kết quả khi có ý định thực hiện một hành vi nào đó và khả năng để kết quả đó xảy ra (East ,1993). Nhƣ vậy, mỗi niềm tin kết quả nổi bật đƣợc đánh giá bởi hai mục và trong bảng câu hỏi cho đề tài này có tổng cộng 8 câu hỏi cho 4 mục, 3 mục về kết quả tích cực, 1 mục về kết quả tiêu cực.
Niềm tin tham khảo (RB): theo kết quả của nghiên cứu thăm dò cho thấy rằng
liên quan đến đầu tƣ cổ phiếu các nhà đầu tƣ có thể bị ảnh hƣởng bởi bạn bè / đồng nghiệp, các thành viên gia đình, chun gia tài chính và nguồn thông tin truyền thông về đầu tƣ cổ phiếu. SN đƣợc đo lƣờng bởi các niềm tin chung về sự tham khảo bao gồm tính khả thi của những ngƣời tham khảo nắm giữ niềm tin chung và động lực của ngƣời thực hiện hành động để phù hợp với cảm nhận của ngƣời tham khảo (East ,1993). Nhƣ vậy, mỗi niềm tin tham khảo nổi bật đƣợc đánh giá bởi hai mục và trong bảng câu hỏi cho đề tài này có tổng cộng 8 câu hỏi cho 4 mục.
Niềm tin về kiểm soát (CB): ảnh hƣởng đến sự kiểm soát của cá nhân so với
mục tiêu hành vi (Ajzen, 1985) và đƣợc đo bằng niềm tin về khả năng kiểm soát, sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi trong đó khai thác các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi hoặc ức chế ( khả năng, kỹ năng, sự tự tin và
các yếu tố bên ngồi - sự sẵn có của nguồn lực cần thiết, cơ hội điều kiện tiên quyết); và khả năng xảy ra của từng yếu tố nhận thức kiểm soát này (East ,1993). Nhƣ vậy, mỗi niềm tin kiểm soát nổi bật đƣợc đánh giá bởi hai mục và trong bảng câu hỏi cho đề tài này có tổng cộng 10 câu hỏi cho 5 mục.