CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phân tích mẫu và các kết quả thống kê mơ tả
3.1.1 Tỷ lệ phản hồi
Mẫu của nghiên cứu này là những ngƣời sống, học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Phƣơng pháp chọn mẫu là phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Phƣơng pháp chính của việc thu thập dữ liệu là thu thập dữ liệu sơ cấp: sử dụng các bảng câu hỏi trực tuyến gửi đi đến các địa chỉ thƣ điện tử, gửi trên các diễn đàn chuyên ngành tài chính và đầu tƣ cổ phiếu, chia sẻ đƣờng dẫn của bảng câu hỏi thông qua mạng xã hội và sử dụng bảng câu hỏi in ra giấy để phát trực tiếp cho một số nhà đầu tƣ cá nhân tại trƣờng đại học kinh tế, công ty chứng khoán và một số công ty khác. Tổng cộng 250 bảng câu hỏi đã đƣợc gửi đi. Sau thời gian khảo sát 2 tuần, tác giả nhận đƣợc 200 phản hồi có giá trị và hoàn thành tất cả các câu hỏi của nghiên cứu, nhƣ vậy tỷ lệ phản hồi là 80%.
Sử dụng SPSS 20.0 để chạy thống kê dữ liệu tổng quan, ta có đƣợc bảng thống kê các câu hỏi đều đƣợc trả lời đầy đủ, với mỗi câu hỏi, giá trị thiếu sót (Missing) đều bằng 0 và giá trị tổng cộng (Valid) là 200.
(Bảng thống kê mô tả chi tiết từng biến ở Phụ lục 4: Thống kê mô tả tất cả các phản hồi). Đối với câu hỏi từ số 1 đến số 35 là các câu hỏi sử dụng thang đo Likert 7 mức độ nên câu trả lời chỉ đƣợc từ 1 là tối thiểu và 7 là tối đa; nhìn vào bảng chúng ta thấy các câu trả lời đều thỏa mãn điều kiện này. Các câu còn lại về khảo sát nhân khẩu học:
- Câu số 36 về nhóm tuổi, giá trị cho phép từ 1 - 6: thỏa mãn điều kiện
- Câu số 37 về giới tính, giá trị cho phép từ 1 – 2: thỏa mãn điều kiện
- Câu số 38 nghề nghiệp, giá trị cho phép từ 1 – 4: thỏa mãn điều kiện
- Câu số 39 về thu nhập, giá trị cho phép từ 1 – 6: thỏa mãn điều kiện