Xếp hạng tín dụng 43 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 54)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài 3 

2.2 Thực trạng ứng dụng hiệp ước Basel 2 trong hệ thống các NHTM 37 

2.2.3 Xếp hạng tín dụng 43 

Đối với ngân hàng, xếp hạng tín dụng là cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của đối

tượng có nhu cầu cấp tín dụng góp phần phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng (cấp hay khơng cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo

trong việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, đồng thời cũng tiến tới bốn mục đích tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và góp phần

bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Đối với Chính phủ, thị trường tài chính và nền kinh tế, xếp hạng tín dụng giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, tăng cường khả năng giám sát thị trường của Chính phủ, nâng cao hiệu hiệu quả của nền kinh tế và có thể góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế bằng cách giúp mở rộng khả năng tiếp cận với thị trường tín dụng, giảm chi phí tín dụng, giảm nợ quá hạn, nợ xấu…

Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, các NHTM được hỗ trợ rất nhiều từ các tổ chức xếp hạng tín dụng chun nghiệp, nhiều kinh nghiệm và có uy tín thì các NHTM Việt Nam vẫn cịn thiếu yếu tố này. Ở Việt Nam hiện hoạt động này mới chỉ được thực

hiện qua một số công ty như: Cơng ty Cổ Phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV), Cơng ty TNHH Thơng tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (C&R), Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC) thuộc NHNN, Cơng ty Cổ Phần Báo cáo

đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) và qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của một

số ngân hàng vốn chỉ dùng cho công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng đó. So với thế giới, những tổ chức xếp hạng này đều còn rất non trẻ, để xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu thật sự đủ lớn, đa dạng, có chất lượng và được chấp nhận rộng rãi thì sẽ phải mất một khoảng thời gian đáng kể. Đó là chưa kể đến những tiêu chuẩn và hệ thống xếp loại của các tổ chức này đều đang tạm thời sử dụng từ các tổ chức khác nhau trên thế giới và chưa thể xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu thống nhất cho Việt Nam. Ngồi ra, hoạt

động xếp hạng tín dụng cũng địi hỏi những chun gia phân tích có kinh nghiệm, có tầm

nhìn sâu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, do đó các sản phẩm xếp hạng tín dụng vẫn cịn khá mới mẻ với thị trường tài chính Việt Nam.

Hành lang pháp lý cho hoạt động này được quy định tại Nghị định 10/2010/NĐ-CP và Thông tư 16/2010/TT-NHNN. Việc ban hành văn bản trên cho thấy Việt Nam đang nỗ lực mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao uy tín và chất lượng thơng tin của các tổ chức

xếp hạng tín nhiệm độc lập, một động thái thể hiện việc đang từng bước ứng dụng Basel 2 trong quản trị rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam.

Theo Điều 4 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quy định các TCTD trong thời gian tối đa 3 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực, phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng. Do đó bản thân mỗi NHTM Việt Nam cũng từng bước xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng riêng, tuy

nhiên nhìn chung các NHTM Việt Nam vẫn đang trong q trình xây dựng, hồn thiện và

đưa vào sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng nội bộ. Việc xếp hạng này chủ

yếu nhằm phục vụ quá trình thẩm định, ra quyết định cấp tín dụng và thường là những

thông tin nội bộ, không phổ biến ra bên ngồi. Vì vậy, có thể dẫn đến những kết luận

thiếu chính xác do thơng tin khơng đầy đủ, hoặc mang nặng yếu tố chủ quan... Theo thống kê, có khoảng 75% các NHTM Việt Nam vẫn áp dụng mơ hình đo lường rủi ro định tính truyền thống và hầu như các NHTM chưa xây dựng và hoàn thiện được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo khuyến nghị của Basel 2; chưa đến 25% các NHTM đã và đang bổ sung mơ hình định lượng để đo lường rủi ro. Hiện nay, trong hệ thống các NHTM Việt

Nam đã có một số NHTM áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp như

Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Ngân hàng Quân đội…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)