Phân loại nợ và trích lập phòng rủi ro tín dụng 42 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 52)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài 3 

2.2 Thực trạng ứng dụng hiệp ước Basel 2 trong hệ thống các NHTM 37 

2.2.2 Phân loại nợ và trích lập phòng rủi ro tín dụng 42 

Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt

động của các NHTM được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN.

- Về phân loại nợ: Theo 2 quyết định trên, các NHTM thực hiện 2 cách loại nợ:

phân thành 5 nhóm nợ. Nếu áp dụng theo Điều 7 thì việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro chỉ được thực hiện sau khi NHNN chấp thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 4 ngân hàng áp dụng phân loại nợ mới theo Điều 7 của Quyết định 493 là

BIDV, Agribank, Vietcombank và Ngân hàng Quân đội.

- Về tỷ lệ trích lập dự phịng: Quy định các NHTM phải trích lập 2 loại dự phịng

là dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Như vậy, quyết định 493 và 18 ra đời là một bước tiến đáng kể so với quyết định

số 488/2000/QĐ-NHNN5 và công văn 354/CV-CNH thực hiện quyết định 688/2002/QĐ- NHNN, thể hiện nỗ lực nâng tầm hệ thống NHVN của NHNN, tạo sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Hai văn bản này cho thấy NHNN đã từng bước vận dụng Basel 2 trong việc cho phép các NHTM lựa chọn phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ và trích lập dự phịng và cũng đặt ra u cầu quản lý nợ, kiểm soát rủi ro cao hơn đối với các NHTM.

Tuy nhiên, khi áp dụng Điều 6 hoặc Điều 7, tỷ lệ nợ xấu có sự sai biệt khá lớn.

Việc phân loại nợ theo Điều 6 chỉ căn cứ vào lịch sử trả nợ của khách hàng, chứ chưa dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng để đánh giá, xếp hạng. Ngay với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thực hiện phân loại nợ mới (Điều 7), cũng thể hiện sự bất ổn, do các NHTM tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo một phương pháp riêng đã tạo nên sự khơng thống nhất trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Đồng thời việc quản lý của cơ quan Nhà nước đối với việc các NHTM phân loại nợ mới gặp nhiều khó khăn, khơng thống

nhất. Ngun nhân chính là quyết định 493 và 18 không quy định cụ thể đối với một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nào.

Với những hạn chế trên, hiện NHNN đang trong quá trình soạn thảo văn bản mới thay thế 493 và 18. Kỳ vọng văn bản mới này sẽ thống nhất phương pháp, nội dung quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống TCTD trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 52)