Đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc hệ thống NHTM 83 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 92 - 140)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài 3 

3.2 Kiến nghị với NHNN 71 

3.2.4 Đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc hệ thống NHTM 83 

Những biến động khó lường của thị trường tài chính – tiền tệ thời gian qua, cộng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, đòi hỏi cần phải có sự thích ứng linh hoạt của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh

những thành cơng trong q trình hội nhập, các NHTM Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập như trình độ quản trị, nguồn nhân lực còn yếu, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, thanh khoản thấp… Bên cạnh đó, những hạn chế từ phía cơ quan quản lý nhà nước chưa ban hành các chính sách kịp thời để đảm bảo hệ thống NHTM phát triển ổn định và bền vững, và công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng có nhiều hạn chế làm cho hệ thống ngân hàng phát triển thiếu định hướng và cạnh tranh khơng lành mạnh. Chính vì vậy để hệ thống

NHTM phát triển ổn định và bền vững góp phần cho phát triển kinh tế, NHNN phải xây dựng định hướng cấu trúc lại hệ thống ngân hàng theo hướng tăng sức mạnh tài chính cho các NHTM, giảm bớt số lượng những tổ chức tài chính nhỏ, không đáp ứng nhu cầu vốn

tối thiểu, tăng cường số lượng các ngân hàng có quy mơ vốn lớn, hoạt động hiệu quả. Có thể thực hiện được điều này thông qua một số giải pháp như:

- Xây dựng một bộ tiêu chuẩn để phân loại các NHTM. Có thể lấy hệ thống các

chỉ tiêu của Basel và một số tiêu chí có tính thực tế của Việt Nam để phân làm 3 nhóm:

Nhóm thứ nhất: gồm các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực,

có quy mơ đủ lớn để tiếp tục phát triển thành những ngân hàng làm trụ cột trong hệ thống NHTM trong thời gian tới cũng như vươn lên đủ sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế.

Nhóm thứ hai: là nhóm các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh nhưng có

quy mơ cịn nhỏ, khơng có nhu cầu hoặc khơng có điều kiện để phát triển quy mơ cao hơn nữa. Đối với các tổ chức tín dụng loại này, NHNN sẽ có những quy định để đảm bảo quy mơ hoạt động trong tầm kiểm sốt phù hợp với năng lực của tổ chức tín dụng và cũng có những quy định để đảm bảo sự phân khúc của thị trường cho các tổ chức tín dụng này có thể phát huy được nhưng trên nền tảng hoạt động an tồn và hiệu quả.

Nhóm thứ ba: là nhóm tổ chức tín dụng mà đang có tình hình tài chính khó khăn

cần phải được tái cấu trúc lại. Đối với nhóm các tổ chức tín dụng này, NHNN sẽ thông

qua các biện pháp như thay đổi lại cổ đông, nâng cao năng lực của cổ đơng hoặc cho các tổ chức tín dụng trong nước khác tham gia cổ đông, mua lại hoặc sáp nhập vào các tổ

chức tín dụng khác. Theo phương châm khơng để tổ chức tín dụng nào đổ vỡ, đảm bảo tối

đa quyền lợi của người gửi tiền và khách hàng của ngân hàng.

- Thực hiện tăng vốn tự có của các ngân hàng bằng lợi nhuận giữ lại, cho phép và khuyến khích các ngân hàng phát hành cổ phiếu, trái phiếu huy động vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán sơ cấp …

- Nhanh chóng xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối, xây dựng cơ chế ngăn chặn sự gia tăng của nợ xấu mới. Và nâng cấp cơ sở hạ tầng tài chính cho các NHTM, phát triển thị trường vốn theo hướng tạo điều kiện đa dạng hóa các chủ thể tham gia, các công cụ và phương thức giao dịch trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm phái

sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro.

- Tăng cường và củng cố thanh khoản cho các NHTM.

trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, để đủ sức cạnh tranh, Chính phủ cần thực hiện việc

sắp xếp lại hệ thống NHTM trong thời gian sớm nhất theo hướng sáp nhập các ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn hoặc tái cấu trúc lại các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, tăng vốn điều lệ, đổi mới công nghệ ngân hàng, phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại… Vì vậy, sáp nhập là một xu thế tất yếu đối với các NHTM Việt Nam trong thời sắp tới, hình thành xu thế liên kết tăng sức mạnh.

Giải pháp cho NHVN với quy mô vừa và nhỏ không đáp ứng được các yêu cầu về vốn theo quy định và khả năng thanh khoản kém, tỷ lệ nợ xấu cao bằng cách sáp nhập vào các ngân hàng có năng lực tài chính tốt, chính sách quản lý rủi ro hiệu quả và đồng thời có nguồn nhân lực chất lượng cao hoặc là tìm kiếm các cổ đơng chiến lược có tiềm lực tốt để hỗ trợ cho việc cấu trúc lại bộ máy hoạt động của ngân hàng.

Giải pháp cho các ngân hàng quy mô lớn hoạt động khơng hiệu quả đó là phải cơ

cấu lại toàn bộ hoạt động, bao gồm sẽ tiến hành các biện pháp để xử lý các khoản nợ xấu,

đẩy nhanh việc bán các tài sản để thu hồi nợ hoặc xử lý thông qua bán nợ cho các tổ chức

chuyên hoạt động trong lĩnh vực này, xây dựng lại quy trình quản lý rủi ro, nâng cấp hệ

thống thông tin trong quản lý, xây dựng bộ máy thanh tranh giám sát nội bộ đủ mạnh để phát hiện và cảnh báo kịp thời những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải…

Chính phủ u cầu NHNN phải xúc tiến nhanh việc soạn thảo và ban hành thông tư, quy chế tái cấu trúc lại hoặc mua bán sáp nhập hệ thống ngân hàng ngay trong nửa đầu năm 2012 để các NHTM có định hướng rõ ràng trong việc tiến hành tìm kiếm các đối tác chiến lược hoặc sáp nhập vào các ngân hàng có tiềm lực mạnh để nâng cao sức cạnh tranh trong thời gian tới.

Trong thế giới đầy biến động hiện nay, mỗi quốc gia có cách thức tái cấu trúc khác nhau. Chúng ta cần phải có những nghiên cứu, đánh giá kỹ để có biện pháp phù hợp với

điều kiện và hoàn cảnh của đất nước. Sự phát triển của hệ thống NHTM không chỉ chịu

tác động từ bên ngồi mà cịn chịu sự chi phối của các yếu tố lịch sử, văn hóa-xã hội, trình

độ dân trí, trình độ quản lý. Tái cấu trúc NHTM phải gắn liền với tái cấu trúc tổng thể nền

kinh tế, tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao chất lượng quản trị và hệ thống giám sát, nâng cao khả năng dự báo… một cách đồng bộ thì mới có kết quả cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những phân tích thực trạng áp dụng Basel tại các NHTM Việt Nam ở chương 2, đến chương 3 tác giả đã đề xuất lộ trình áp dụng Basel và những giải pháp nhằm thực hiện tốt các tiêu chuẩn của Basel ở Việt Nam. Trong đó, bản thân các NHTM trong việc hiểu và tuân thủ các tiêu chuẩn, từ đó xây dựng mơ hình quản trị rủi ro một cách tồn

diện, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng được nhu cầu truy xuất thơng tin nhanh

chóng và chính xác. Ngồi ra, các ngân hàng cần nâng cao sức mạnh cạnh tranh để có thể đứng vững, phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc chú trọng đến các việc xây dựng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ, hồn thiện bộ máy quản trị rủi

ro và nâng cao năng lực tài chính và minh bạch hóa thơng tin, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, ngồi nhiệm vụ xây dựng một lộ trình thích hợp, NHNN và các cơ

quan giám sát ngành ngân hàng đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc đưa ra các chính sách phù hợp và kịp thời nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để áp dụng các

chuẩn mực quốc tế mới về vốn, bên cạnh những biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ để thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng đi đúng hướng trong việc tăng vốn tự có và đáp ứng tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu.

PHẦN KẾT LUẬN

Với những mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài đã đạt được những kết quả sau:

Đề tài đã đưa ra những nội dung khái quát về rủi ro, quản trị rủi ro của các ngân

hàng. Đồng thời cũng giới thiệu nội dung cơ bản của hiệp ước Basel và nêu được tầm

quan trọng và lý do ứng dụng hiệp ước Basel trong hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng. Qua việc tìm hiểu các số liệu thực tế, đề tài đã nêu được tổng quan tình hình hoat

động kinh doanh của ngành ngân hàng, đánh giá năng lực hoạt động của các NHTM, thực

trạng ứng dụng hiệp ước Basel tại Việt Nam thông qua các quy định của NHNN… Từ đó

đưa ra được những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tuân thủ hiệp ước Basel của các

NHTM Việt Nam.

Mục tiêu chính của đề tài đạt được là đề xuất lộ trình và các bước chuẩn bị nhằm

ứng dụng hiệp ước Basel vào hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam trong

thực tiễn. Đồng thời đề tài cũng đề xuất các giải pháp để thực hiện lộ trình ứng dụng đối

với cả NHNN và NHTM.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, sự bất cân xứng thông tin, cũng như các bất cập về việc áp dụng các quy định tại các ngân hàng khác nhau đã khiến đề tài còn tồn tại một số thiếu sót. Nhưng với những gì đã nêu ra, đề tài sẽ giúp tạo ra nền tảng nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng thương mại đúng theo thông lệ quốc tế.

Qua đây, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của thầy

hướng dẫn PGS.TS. Phạm Văn Năng, Ban chủ nhiệm khoa Tài Chính Ngân Hàng, các Thầy Cô, Giảng viên và viên chức Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này

và tác giả rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cơ phản biện để đề tài được hoàn thiện và tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trần Thị Bình An (2011),“Tiến trình xếp hạng tín nhiệm nội bộ tại các ngân hàng

thương mại Việt Nam hiện nay” Tạp chí cơng nghệ ngân hàng số 65.

2. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội. 3. Trần Huy Hoàng, “Basel và tiến trình hội nhập vào hệ thống NHTM Việt Nam”

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (20/05/2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN về việc

“Quy định vể các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dung”.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (27/09/2010), Thông tư 19/2010/TT-NHNN về việc

“Sửa đổi một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của

tổ chức tín dụng”.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (30/08/2011), Thông tư 22/2011/TT-NHNN về việc

“Sửa đổi một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của

tổ chức tín dụng”.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (22/04/2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về

việc “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các NHTM”.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (22/04/2005), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc

“Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử

dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín

dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước”.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), “Ðịnh hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ

thống NHVN giai đoạn 2011-2015”.

Tiếng Anh

11. Basel Committee on Banking Supervison (2004), International Convergence of

Capital Muasurement and Capital Standards – A Revised Framework, Bank For

International Settlements, Basel.

12. Basel Committee on Banking Supervison (2010), Basel III: International framework

for liquidity risk measurement, standards and monitoring.

13. Basel Committee on Banking Supervison (10/2012), Progress report on Basel 3

implementation.

14. KPMG (2011), Basel 3: Issues and Implications. 15. Thông tin truy cập tại trang web:

http://www.Thebankerdatabase.com http://www.bis.org

Phụ lục 1: Tình hình áp dụng Hiệp ước Basel của các nước trên thế giới đến cuối tháng 9/2012

Quốc gia Basel 2 Basel 2.5 Basel 3 Các bước tiếp theo – Kế hoạch áp dụng

Argentina 1, 4 1 1

* Basel 2:

(1) Đang trong quá trình đánh giá chuyển giao từ Basel 1 sang cách tiếp cận tiêu chuẩn về rủi ro tín dụng theo Basel 2.

(4) Đã ban hành những quy định hoàn chỉnh về rủi ro hoạt động và có hiệu lực từ 30 tháng 4 năm 2012.

* Basel 2.5:

Đang soạn thảo các chứng từ sơ bộ.

* Basel 3:

Đang soạn thảo các chứng từ sơ bộ.

Australia 4 4 3, 2

* Basel 3:

(3) Đã ban hành những quy định hoàn chỉnh về yêu cầu vốn vào ngày 28 tháng 9 năm 2012. Dự thảo các quy định để thực thi yêu cầu về thanh khoản ban hành vào tháng 11/2011.

(2) Đã ban hành dự thảo các nguyên tắc về rủi ro tín dụng bổ sung vào ngày 10 tháng 8 năm 2012.

Belgium 4 4 (2) * Basel 3: (Theo quy trình của EU)

Brazil 4 4 2

* Basel 3:

Đã ban hành quy định dự thảo và hồn tất q

trình thảo luận đóng góp ý kiến, đang chỉnh sửa lần cuối.

Canada 4 4 2

* Basel 3:

Ngày 1 tháng 2 năm 2011, các ngân hàng đã

được chỉ thị phải đạt được mức chuẩn 7%

CET1 vào tháng 1/2013.

Đã ban hành các quy định về (i) vốn không đủ

tiêu chuẩn và (ii) chuyển đổi các công cụ không

đủ tiêu chuẩn vào tháng 8 và tháng 10/2011. Đã ban hành quy định toàn diện về yêu vốn

(Hướng dẫn yêu cầu vốn an toàn tối thiểu) vào ngày 7 tháng 8 năm 2012.

Quốc gia Basel 2 Basel 2.5 Basel 3 Các bước tiếp theo – Kế hoạch áp dụng

China 4 4 3

* Basel 2 & 2.5 & 3:

Đã ban hành quy định mới về yêu cầu vốn

trong đó kết hợp yêu cầu theo Basel 2, 2.5 và 3 vào tháng 6/2012 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Quy định này sẽ được áp dụng cho tất cả ngân hàng giám sát bời Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc.

France 4 4 (2) * Basel 3: (Theo quy trình của EU)

Germany 4 4 (2) * Basel 3:

(Theo quy trình của EU) Hong Kong

SAR 4 4 2

* Basel 3:

Đã ban hành bản dự thảo các quy định về tiêu

chuẩn vốn và các yêu cầu công khai thông tin vào tháng 8 và tháng 6/2012.

India 4 4 3

* Basel 3:

Các quy định hoàn chỉnh ban hành ngày 2 tháng 5 năm 2012 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2013.

Indonesia 3, 4 1 2

*Basel 2:

(3) Sẽ thực thi các yêu cầu theo trụ cột 2 và trụ cột 3 từ tháng 12/2012.

(4) Đã thực hiện các quy định theo trụ cột 1. * Basel 2.5:

Quy mô chứng khốn ở Indonesia hiện tại khơng lớn và bất kỳ chứng từ phát hành nào cũng được quản lý chặt. Tuy nhiên, quy định về chứng khốn hóa tài sản đối với ngân hàng đã

được ban hành từ 2005. Không ngân hàng nào

áp dụng theo cách tiếp cận mơ hình nội bộ (IMA) cho việc bổ sung vốn do rủi ro thị trướng mặc dù các quy định liên quan đã được ban hành từ 2007.

* Basel 3:

Đã ban hành văn bản về Basel 3 trong đó bao

gốm dự thảo các quy định vào tháng 6/2012 cho các ngân hàng đóng góp ý kiến.

Italy 4 4 (2)

* Basel 3:

Quốc gia Basel 2 Basel 2.5 Basel 3 Các bước tiếp theo – Kế hoạch áp dụng

Japan 4 4 3

* Basel 3:

Đã ban hành các quy định hoàn chỉnh vào ngày

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 92 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)