Những thách thức trong lộ trình áp dụng Basel vào hệ thống quản trị rủi ro ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 73)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài 3 

2.5 Đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn Basel của các NHTM Việt Nam 56 

2.5.5 Những thách thức trong lộ trình áp dụng Basel vào hệ thống quản trị rủi ro ngân

ngân hàng thương mại Việt Nam

Sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán: Theo đánh giá của NHNN và số liệu sẵn

có từ một số ngân hàng, vấn đề hạn chế nằm ở chỗ, tỷ lệ an toàn vốn nói trên là tỷ lệ tính tốn theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam. Nếu tính theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì tỷ lệ an tồn vốn CAR của các NHTM Việt Nam có một sự sai lệch khá xa, khoảng cách bình quân của sự khác biệt dựa trên cách tính của quốc tế và của Việt Nam là 4.74%

Số liệu của các ngân hàng khác nhau có thể khác nhau, nhưng có thể thấy một điểm chung là chuẩn mực kế toán Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với chuẩn mực kế tốn quốc tế. Có một thực tế đã được thảo luận nhiều là ngay cả chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng chưa được thực hiện một cách đầy đủ ở các doanh nghiệp. Vì vậy, cần có một đánh giá toàn diện về khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn của Basel và khả năng tuân thủ tiêu chuẩn an tồn vốn nói riêng theo tiêu chuẩn kế tốn quốc tế. Sau nữa, cần có một cuộc tổng rà soát tiêu chuẩn đáp ứng vốn chủ sở hữu phổ thông theo thông lệ quốc tế trên cơ sở loại trừ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn và có biện pháp xử lý theo lộ trình của Basel

để đảm bảo sự phù hợp.

Bên cạnh đó, phải tính đến khả năng có một tỷ lệ vốn dự phòng chống hiệu ứng

những diễn biến xấu từ nội tại nền kinh tế và từ những biến động ngoại lai. Có như vậy, mới đảm bảo cho sự phát triển an toàn và vững chắc của hệ thống tài chính - ngân hàng ở nước ta, đồng thời, hướng đến việc tuân thủ các chuẩn mực của Basel trên cơ sở chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế.

Sự phát triển các cơng cụ tài chính và chiến lược tăng vốn hiệu quả: Năng lực

tài chính của các NHTM trong nước cịn non yếu, thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh chưa phát triển so với các nước trong khu vực. Do đó, các NHTM trong nước cần phải tích cực chủ động đề ra các chiến lược tài chính đề tăng nguồn vốn, tỷ lệ dự trữ làm tăng tính thanh khoản và đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, bằng các phương pháp đa dạng hơn, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Vốn cấp 2 của các NHVN hiện còn hạn chế, vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn tự có cịn ít. Mặt khác, việc đánh giá lại tài sản cố định của các NHVN hàng năm để tính lại vốn tự có là chưa thực hiện. Một số ngân hàng cũng tiến hành tăng huy động vốn tự có bằng việc phát hành trái phiếu chuyển đổi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua các số liệu thu thập và phân tích như trên, hệ thống NHTM Việt Nam phát triển khá nhanh cả về quy mô tổng tài sản, nguồn vốn và lợi nhuận. Các ngân hàng đã và

đang từng bước hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh và

an toàn trong hoạt động. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về hoạt động thanh tra, giám sát và từng bước xây dựng nội dung giám sát theo

kịp với sự phát triển của hoạt động ngân hàng và đáp ứng các yêu cầu của thông lệ quốc

tế. Tuy nhiên, việc tiếp cận và thực hiện của chuẩn mực của hiệp ước Basel tại Việt Nam còn rất hạn chế và nhiều bất cập.

Những thách thức mà hệ thống NHTM Việt Nam hiện đang gặp phải đó là sự chưa

ổn định về hệ thống luật pháp, hệ thống ngân hàng chưa có điều kiện để hồn thiện các cơ

sở hạ tầng tài chính, hệ thống cơng nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực ngân hàng.

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc thực hiện kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế là rất cần thiết, không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cịn mang lại những tác động tích cực trong tương lai. Đồng thời cần tập trung và đầu tư nghiêm túc nghiên cứu các quy định của Basel trong quản trị rủi ro để phát triển hệ thống quản trị rủi ro tương thích với quy mơ theo chuẩn mực quốc tế. Mặc khác, cần phân tích cặn kẽ và nguyên nhân của những hạn chế để từ đó có những chương trình hành động nhằm dần tiệm cận dần các tiêu chuẩn của Basel.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 73)