Những phương pháp quản trị rủi ro quy định trong Hiệp ước Basel 21 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài 3 

1.3 Giới thiệu hiệp ước Basel 14 

1.3.3 Những phương pháp quản trị rủi ro quy định trong Hiệp ước Basel 21 

1.3.3.1 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng theo định nghĩa Ủy ban Basel 2 đó là rủi ro xảy ra sự mất mát do người đi vay hoặc đối tác gây ra. Để đo lường và tính tốn hệ số rủi ro đối với các khoản mục tài sản Có khi xem xét rủi ro tín dụng, theo Basel 2 có 3 phương pháp để lựa chọn sử dụng: phương pháp chuẩn, phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản và phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao.

1.3.3.2 Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động được hiểu là rủi ro từ sự mất mát trực tiếp hoặc gián tiếp do quy trình xử lý nội bộ khơng được tn thủ đầy đủ, do hoạt động của con người hoặc do hệ

cách tính nhu cầu vốn cần thiết đối phó rủi ro hoạt động với mức độ phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần bao gồm: phương pháp chỉ số cơ bản (BIA – The Basic Indicator Approach), phương pháp chuẩn (The StandardApproach) và phương pháp nâng cao (AMA – Advanced Meassurement Approaches). Khi hoạt động của ngân hàng càng phức tạp thì cần phải áp dụng phương pháp có độ phức tạp cao hơn, đồng thời không cho phép các ngân hàng chuyển ngược trở lại phương pháp đơn giản một khi đã được chấp thuận sử dụng các phương pháp nâng cao. Ngược lại, nếu các ngân hàng được đánh giá là không

đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng phương pháp nâng cao thì cần phải quay trở về phương

pháp cơ bản cho đến khi đáp ứng những yêu cầu này.

1.3.3.3 Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường theo Ủy ban Basel đó là rủi ro xảy ra sự mất mát trong trạng thái giao dịch khi giá cả biến động bất thường. thông thường rủi ro thị trường sẽ gắn liền

với bốn loại rủi ro cơ bản trên các giao dịch sổ sách đó là rủi ro lãi suất, trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa.Vốn tự có theo quy định của Basel 1 (phiên bản bổ sung) bao gồm vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại (vốn cấp 1), vốn bổ sung vốn cơ bản (vốn cấp 2) và khi đánh giá rủi ro thị trường cho phép các ngân hàng tính thêm phần vốn cấp 3 (tier 3) gồm các khoản nợ phụ thuộc với mục đích dự trữ. Theo đó, các ngân hàng chỉ được sử

dụng vốn cấp 3 để đối phó với rủi ro thị trường, cịn các loại rủi ro tính dụng và rủi ro gây ra từ phía đối tác chỉ được xem xét trong phạm vi vốn tự có theo quy định của Basel 1. Vốn cấp 3 này bị giới hạn 250% vốn cấp 1 dùng để đối phó với rủi ro thị trường. Có nghĩa là chỉ có thể có 28.5 rủi ro thị trường cần vốn cấp 1 đảm bảo. Nếu có vốn cấp 2 bảo đảm cho rủi ro thị trường, vốn cấp 3 cũng bị chi phối theo tỷ lệ giới hạn 250% vốn cấp 2.Việc tính tốn u cầu đối với rủi ro thị trường được thực hiện bằng cách lấy ước tínhrủi ro thị trường nhân với 12.5 và cộng vào kết quả tổng tài sản có rủi ro tương ứng với rủi ro tín

dụng. Rủi ro thị trường được đo lường phổ biến bằng giá trị Var (Value at risk).

1.4 Sự cần thiết phải ứng dụng hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam Việt Nam

Hiện nay, các nước OECD và một số thị trường mới nổi đều áp dụng Basel nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính. Mặc dù việc tiếp cận Basel

địi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệ thống NHTM Việt Nam mới đang ở giai đoạn phát

nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM.

Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào tháng 11/2006 đã tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Để hội nhập thành công, các NHTM Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, chuẩn hố cơng tác quản trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro theo Basel, nhằm lành mạnh trong kinh doanh và tạo sức hấp dẫn trong hợp tác với các nhà đầu tư và cộng đồng tài chính quốc tế. Tuy Hiệp ước Basel chỉ là một

thông lệ quốc tế và việc áp dụng Basel là không bắt buộc, nhưng vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân ngân hàng mà hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều sẵn sàng tuân thủ

các quy định của Basel. Do vậy, các NHTM Việt Nam cũng không nằm ngồi xu thế đó. Từ 2011 đến 2020, Việt Nam phải thực hiện những cam kết còn lại trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng như các yêu cầu còn lại của GATS và

AFAS về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng. Theo cam kết, các chi nhánh NHNNg sẽ

được đối xử công bằng như các ngân hàng trong nước kể từ ngày 01/01/2011. Các ngân

hàng ngoại hoạt động có tính chun nghiệp cao, danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng,

phong phú, hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế. Do đó, sẽ tạo sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nội. Trong khi đó, hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam còn yếu, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong điều hành hoạt động. Cho nên, nếu khơng có chiến lược cụ thể để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro, thì các NHTM Việt

Nam sẽ khó cạnh tranh với các NHNNg.

Thời gian qua, tốc độ phát triển và hội nhập nền kinh tế quá nhanh, với sự góp mặt của các NHNNg, hệ thống NHVN đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng, quy mô, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tín dụng nhanh...trong khi, hệ thống văn bản pháp quy còn chồng chéo, chưa chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nên việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro cho hệ thống NHTM Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền là hết sức cần thiết. Nếu không sớm xây dựng hệ thống quy định luật pháp chặt chẽ dựa trên thơng lệ quốc tế, thì hệ thống NHTM Việt Nam có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng khơng cịn gói gọn ở thị trường nội địa, nhiều

ngân hàng trong nước đã và đang tính tới việc mở rộng hoạt động của mình tại thị trường quốc tế thông qua việc lập chi nhánh như: BIDV, Sacombank, Agribank, gần đây nhất là Quân Đội và sắp tới có thể là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam... Muốn vậy, các ngân

hàng ngoài việc phải đảm bảo được các yêu cầu về năng lực tài chính, cịn cần phải tuân theo pháp luật của nước sở tại, hoạt động theo quy chuẩn quốc tế, chứ không thể chỉ thực hiện theo luật pháp và thông lệ của Việt Nam. Đơn cử như kế hoạch của Sacombank tại Trung Quốc buộc phải tạm ngừng do các rào cản kỹ thuật cao của nước sở tại. Do đó, việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế vào hoạt động ngân hàng là hết sức cần thiết trong tiến trình hội nhập của NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, các chuẩn mực của Basel sẽ giúp cho NHTM Việt Nam có cơ sở để tự rà sốt, đánh giá lại năng lực của mình, xác

định được những tồn tại, yếu kém...cũng như nhận thức được những điểm mạnh, để từ đó,

có những định hướng trong kinh doanh, trong cải cách, mạnh dạn thực hiện công cuộc cơ cấu lại theo chuẩn mực quốc tế, khắc phục yếu kém, đồng thời, tập trung phát huy những lợi thế vốn có để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như trên khu vực và thế giới. Điều này sẽ góp phần phát triển an toàn và bền vững hệ thống

NHTM Việt Nam. Những vấn đề nói trên đặt ra yêu cầu các NHTM Việt Nam phải đổi mới, phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Cải cách là tất yếu, nhưng nếu cải cách quá chậm sẽ khiến chúng ta phải gánh chịu chi phí cơ hội ngày càng lớn và rủi ro đổ vỡ sẽ không chờ đợi bất kỳ ai, vì bất cứ ngun nhân gì. Do đó, việc áp dụng những chuẩn mực quốc tế của Basel vào hệ thống NHTM Việt Nam là địi hỏi mang tính khách quan, nhằm

đảm bảo sự ổn định về tài chính của quốc gia, khu vực và trên trường quốc tế. Tuy nhiên,

hệ thống NHTM Việt Nam cần có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng và lộ trình cụ thể để áp dụng Basel một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển, tuy nhiên quy định về vốn điều lệ của các ngân hàng ở các nước không giống nhau, nên dẫn đến sự cạnh

tranh không lành mạnh. Hiệp ước Basel 1 được ban hành năm 1988 nhằm khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và công bằng. Từ khi ban hành và được sửa đổi phiên bản Basel 2 và mới nhất là Basel 3, các chuẩn mực của Basel đã dần trở thành chuẩn mực quốc tế về

đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn mà không chỉ các nước thành viên của Uỷ ban Basel,

mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã, đang và sẽ áp dụng.

Các phương pháp đo lường rủi ro của Basel đã dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các NHTM trong công tác quản trị rủi ro, hạn chế tổn thất cũng như giúp cơ quan quản lý trong giám sát hoạt động ngân hàng. Các phương pháp chuẩn, phương pháp IRB cơ bản, IRB nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản … đã dần trở nên quen thuộc tại nhiều quốc gia, nhiều NHTM, và các chuyên gia, các nhà quản trị ngân hàng. Vấn đề ứng dụng các chuẩn mực của Basel vào hệ thống NHTM Việt Nam là cả một quá trình dài củng cố và hồn thiện khả năng ứng phó với rủi ro của hệ thống ngân hàng, dựa vào tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trước những diễn biến ngày càng phức tạp của mơi trường tài chính – ngân hàng tồn cầu. Trong đó, Basel 3 dựa trên nền tảng và để khắc phục những thiếu sót của Basel 1 và Basel 2, đặc biệt quan tâm trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.

Như vậy, việc tiếp cận các tiêu chuẩn của Basel vào hệ thống NHTM nó sẽ tác

động mạnh mẽ như thế nào đến tình hình thị trường tài chính và hoạt động hệ thống ngân

hàng trong nước, và bằng cách nào các ngân hàng có thể đáp ứng các yêu cầu về vốn theo chuẩn mực mới? Điều này sẽ được nghiên cứu và trình bày ở chương 2 của đề tài.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL 2 TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

2.1 Thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam 2.1.1 Năng lực hoạt động 2.1.1 Năng lực hoạt động

2.1.1.1 Số lượng ngân hàng

Ngày 23/05/1990 Hội Đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về các TCTD. Hai pháp lệnh này đánh dấu thời kỳ cải tổ hệ thống NHTM Việt Nam, được tổ chức gần giống hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường. Những thay đổi quan trọng đã đạt được cả về mặt cơ cấu, quy định pháp lý và hoạt động đã đưa hệ thống NHTM Việt Nam sang hoạt động theo cơ chế gần hơn với thơng lệ quốc tế. Từ đó đến

nay, số lượng ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam không ngừng tăng lên. Đến cuối tháng 4/2012, hệ thống NHTM Việt Nam có: 5 NHTMNN (bao gồm cả Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam đã cổ phần nhưng do Nhà nước chiếm đa số vốn), 37 NHTMCP, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 54 chi nhánh NHNNg, 5 NHLD . Các NHTMNN do lịch sử hoạt động lâu đời nên có mạng lưới rộng

khắp 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, Agribank có mạng lưới rộng nhất, với trên 23.000 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc. Mạng lưới của các NHTMCP, các NHNNg và NHLD chủ yếu tập trung tại các thành phố trực thuộc Trung ương, như Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Cho đến tháng 4/2012, hệ thống NHVN đã phát triển mạnh về lượng. Số lượng các NHTM trong nước đã tăng 5%, chi nhánh NHNNg tăng 31%, đặc biệt, có thêm 5 ngân

hàng 100% vốn nước ngồi. Nếu tính trong giai đoạn 10 năm (2002 - 2012), thì số lượng các chi nhánh NHNNg đã tăng hơn 2 lần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tăng 5 lần.

Biểu đồ 2.1: Số lượng ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam qua các năm

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNN, báo & internet)

44 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 41 48 51 48 39 36 34 34 40 37 37 37 1 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 0 8 18 24 26 26 28 31 41 39 48 48 54 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 5 5 5 0 10 20 30 40 50 60 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2004 2006 2007 2008 2010 2011 '4/2012 NHTMNN NHTMCP NHLD Chi Nhánh NHNNg NH 100% vốn NNg

2.1.1.2 Hoạt động huy động vốn

Khác với năm 2011, việc thiết lập lại ổn định vĩ mô và chủ trương hạ lãi suất về

mức hợp lý đã có những tác động tích cực đối với hoạt động đầu vào của hầu hết các

NHTM. Tuy nhiên, vấn đề tâm lý, nợ xấu và những khó khăn thanh khoản ở một số

NHTM đã cản trở quá trình giảm lãi suất huy động. Cạnh tranh không lành mạnh và vấn

đề lách trần lãi suất huy động vẫn âm ỉ cho tới gần đây. Cộng với những dịch chuyển sang

các hình thức tiền gửi tiết kiệm, có kỳ hạn trong những tháng qua, có thể nói, chi phí huy

động của các NHTM không giảm tương ứng với mức giảm trần của NHNN. Song qui mô

huy động của các NHTM về cơ bản là tương đối khả quan. Tính đến cuối tháng 6/2012,

huy động vốn của hệ thống NHVN tăng 6,49% so với cuối năm 2011. Trong đó, huy động bằng VND tăng khoảng 8,62%, huy động bằng ngoại tệ giảm khoảng 2,2% so với cuối năm 2011. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ năm 2000 đến tháng 6/2012 thể hiện qua hình sau:

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2000-6/2012 (đơn vị %)

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNN, báo & internet)

Trong những năm trở lại đây, tỷ trọng của khối NHNNg, cơng ty tài chính, NHLD

vẫn rất nhỏ trong tổng cơ cấu huy động vốn của tồn hệ thống. Trong khi đó, chiếm tỷ trọng áp đảo vẫn là khối NHTMNN và sự gia tăng đáng chú ý từ khối NHTMCP. Chính sự gia tăng mạnh mẽ này đã dịch chuyển dần thị phần từ khối NHTMNN sang khối NHTMCP. Khối NHTMNN từ việc chiếm lĩnh tới 59,5% thị phần (năm 2007), xuống khoảng 43,4% (tháng 3/2012); tương ứng là sự gia tăng thị phần của khối NHTMCP từ 30,4% (năm 2007) lên 47,1% (tháng 3/2012). 43.3 25.1 19.4 25.8 33.2 31 36.5 47.6 22.8 28.9 27.9 9.89 6.49 33.2 24.4 29.2 38.6 33.7 33.9 41 54 21.4 30.1 24.8 60.5 26 5.5 3.6 32.1 24.3 25.3 29.6 27.8 29.3 28 0 10 20 30 40 50 60 70 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 6/2012

Biểu đồ 2.3: Thị phần huy động vốn các nhóm ngân hàng (đơn vị %)

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNN, báo & internet)

2.1.1.3 Hoạt động tín dụng

2.1.1.3.1 Quy mơ và tăng trưởng tín dụng

Tại hội nghị sơ kết hoạt động ngành ngân hàng và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối 2012 NHNN cho biết, tính đến ngày 30/06/2012 tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng

khoảng 0,76% so với cuối năm 2011, và tăng từ 0,4% - 0,5% so với tháng trước. Nếu tính cả số dư vào trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác, mức tăng trưởng khoảng 1,4%. Đây

được xem là tín hiệu tốt khi mà trong quý 1/2012, tăng trưởng tín dụng các tháng đầu năm

ln ở mức âm và tính chung đã giảm khoảng 1,96% so với cuối năm ngoái. Như vậy,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)