Xây dựng lộ trình áp dụng Basel 71 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 85)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài 3 

3.2 Kiến nghị với NHNN 71 

3.2.1 Xây dựng lộ trình áp dụng Basel 71 

Xây dựng được lộ trình áp dụng Hiệp ước Basel thích hợp một lộ trình phù hợp với hiện trạng của hệ thống ngân hàng cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế là cần thiết

để đảm bảo việc áp dụng hiệu quả Basel. Xây dựng lộ trình thích hợp ngồi việc giúp cho

các NHTM có được mục tiêu phấn đấu còn giúp cho các cơ quan giám sát có thể kiểm sốt và đánh giá kết quả đạt được của lộ trình. Theo lộ trình của Ủy ban Giám sát, các quy

định của Basel 3 sẽ được áp dụng từ 2013 và sẽ kéo dài đến 2019. Mặc dù chỉ còn vài

tháng nữa các quy định của hiệp ước Basel 3 được áp dụng tại các nước thuộc Ủy ban

hiệp ước Basel, nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào của

Basel 2 và Basel 3 được dịch sang tiếng Việt bởi các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý hoạt động ngân hàng. Vì vậy, để Việt Nam có thể sẵn sàng cho việc chuẩn bị thực thi

NHNN cần phải gấp rút phát hành phiên bản tiếng Việt chậm nhất là đầu 2013, cũng như có những văn bản giải thích nội dung rõ ràng và hướng dẫn cụ thể lộ trình áp dụng.

Để xây dựng được một lộ trình thích hợp áp dụng cho hệ thống NHTM Việt Nam,

NHNN ngoài việc cần phải nghiên cứu kỹ nội dung của Hiệp Ước Basel cịn phải phân tích tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng đồng thời tham khảo kinh nghiệm và lộ

trình của các nước trên thế giới (Phụ lục 1: Tình hình áp dụng Hiệp ước Basel của các nước trên thế giới đến cuối tháng 9/2012).

Qua thực tế cho thấy NHNN Việt Nam đang từng bước vận dụng các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước Basel vào công tác điều hành và giám sát hoạt động tài chính nói

chung và ngân hàng nói riêng. Điều này có thể thấy trước tiên bằng việc ban hành các văn bản pháp luật quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tài chính, đặc

biệt là việc ban hành Thơng tư 13 có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 và các bản sửa đổi tiếp sau đó. Trong việc xây dựng lộ trình thực thi Basel, NHNN cần phải tập trung vào những yếu tố sau:

Hiện tại tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Thông tư 13/TT-NHNN là 9%, nếu xét về mặt số liệu thì nếu đạt được tỷ lệ này theo Thơng tư 13 thì các NHTM đã

đáp ứng được yêu cầu của Basel 3 đến 2016 và chỉ cần cố gắng tăng thêm từ năm 2017

trở đi. Tuy nhiên, trên thực tế cách tính và phương pháp đánh giá tài sản có rủi ro của Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế có sự khác biệt lớn vì vậy việc xem xét lại khả năng đáp

ứng Basel của các NHTM Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, NHNN Việt Nam

cần phải xây dựng được quy trình rà sốt lại tiêu chuẩn vốn đáp ứng với thông lệ quốc tế

nhằm loại bỏ những nguồn vốn không đủ tiêu chuẩn ra khỏi vốn chủ sở hữu.

Một vấn đề cần lưu tâm nữa là sự khác biệt về chuẩn mực kế tốn, nếu tính theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam (VAS) thì tính đến thời điểm hiện tại hầu hết các ngân đều

đáp ứng theo quy định của Thông tư 13 và tiêu chuẩn của Basel 3. Nhưng nếu tính theo

chuẩn mực kế tốn quốc tế (IFRS) thì tỷ lệ an tồn vốn CAR của các NHTM Việt Nam có một sự sai lệch khá xa và chỉ có một vài ngân hàng đáp ứng được tỷ lệ 8%.

Ngồi ra, phải tính đến bổ sung vốn dự phịng chống hiệu ứng chu kỳ kinh tế thích hợp với điều kiện của nền kinh tế nước ta nhằm chủ động đối phó với những diễn biến

xấu từ nội tại nền kinh tế và những biến động từ bên ngồi. Có như vậy, mới đảm bảo cho sự phát triển an toàn và vững chắc của hệ thống tài chính – ngân hàng ở nước ta, đồng thời, hướng đến việc tuân thủ các chuẩn mực của Basel trên cơ sở chủ động hội nhập và

hợp tác quốc tế. Đây là nguồn vốn nhằm hạn chế rủi ro khi khu vực ngân hàng có sự tăng trưởng tín dụng q nóng và tỷ lệ này tùy từng quốc gia sẽ quyết đinh cho phù hợp giao động từ 0% đến 2.5%. Tỷ lệ này được xây dựng dựa trên việc xem xét tỷ số tín dụng/

GDP của một nền kinh tế. Quy định này khơng bắt buộc nằm trong lộ trình áp dụng nhưng NHNN Việt Nam cũng cần chú ý để xây dựng cho mình một tỷ lệ với lộ trình thích hợp.

Một tỷ lệ vốn cần phải lưu tâm nữa đó là vốn đệm dự phịng rủi ro, NHNN cần

ban hành các văn bản đề cập rõ ràng và cụ thể đến khái niệm vốn đệm dự phòng này, xây dựng các thành lập vùng đệm để áp dụng cho từng loại ngân hàng. Mục đích của phần vốn

đệm dự phịng tài chính để đảm bảo rằng các ngân hàng duy trì một quỹ dự trữ có thể được sử dụng để bù đắp cho các thiệt hại trong những giai đoạn căng thẳng tài chính và

kinh tế. Ngân hàng nào khơng xây dựng quỹ dự phịng hoặc tỷ lệ dự trữ không đạt mức tối thiểu quy định, NHNN sẽ bắt buộc họ phải trích lợi nhuận giữ lại để gia tăng vốn, giảm nguồn tiền dùng để chia cổ tức, mua lại cổ phần, hay hạn chế những khoản tiền thưởng cho các nhà quản trị.

Mặt khác, đến thời điểm hiện tại phần lớn các NHTM chưa xây dựng xong hệ

thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo QĐ493 và tiến hành phân loại nợ theo Điều 7 của quyết định này. Do đó, để có thể áp dụng các tiêu chuẩn của Basel trong thời gian tới

NHNN phải yêu cầu các NHTM phải hồn thiện ngay hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

đầu năm 2012 và đưa vào ứng dụng bắt đầu từ đầu giữa năm 2013.

Vấn đề đáng lưu ý trong việc xây dựng lộ trình chính là việc đảm bảo các điều kiện vĩ mô. Lộ trình đảm bảo các điều kiện kinh tế vĩ mơ tối thiểu phải kéo dài trong 5 năm. Như vậy, trong 2 năm 2012-2013, NHNN cần hồn thiện Thơng tư 13/2010/TT-NHNN theo các khuyến nghị trong Basel 2. Ðồng thời, trong 2 năm này, NHNN cần tích cực hồn thành việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với mục tiêu nâng cao sức mạnh toàn hệ thống trên cơ sở giảm bớt số lượng ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đảm bảo

chương trình phục hồi kinh tế trong 2 năm 2012-2013 để tạo điều kiện tốt nhất cho việc

áp dụng Basel 2 từ năm 2014 trở đi. Bên cạnh đó, NHNN ngay trong năm 2013 phải đảm bảo hồn thành xong Thơng tư hướng dẫn việc thực toàn diện Basel 2 để từ đó có thể áp dụng được từ năm 2014. Song song với quá trình này là giai đoạn 5 năm để hồn thiện mơ hình giám sát ngân hàng theo định hướng mơ hình giám sát hợp nhất và 3 năm hoàn thiện các quy định liên quan đến minh bạch thông tin đảm bảo kỷ luật thị trường theo tinh thần

của Basel 2. Ðối với phát triển mơ hình quản trị rủi ro hệ thống, NHNN cần làm đầu mối

để triển khai “Hệ thống cảnh báo sớm” hoặc các phương pháp tương đương để có thể

phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro hệ thống. Công việc này cần thực hiện gấp trong 2

năm từ 2012 đến 2013, đảm bảo Việt Nam có hệ thống phịng ngừa và hạn chế rủi ro hệ thống trước khi chính thức áp dụng Basel 2 & 3.

Với hiện trạng hệ thống NHVN và tình hình hiện tại của nền kinh tế và tham chiếu những quy định lộ trình của Ủy ban Basel về việc thực thi hiệp ước Basel. Lộ trình cụ thể

để hệ thống NHVN có thể áp dụng tồn diện Basel 2 và Basel 3 như sau:

Bảng 3.2: Các nhiệm vụ đề xuất cần thực hiện đối với các NHTM

Bảng 3.3: Lộ trình đề xuất áp dụng Basel 3 vào hệ thống NHVN

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2020 2021 2022 2023

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5% 4,0% 4,0% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5%

Vốn đệm dự phòng 0,625% 1.25% 1,875% 2,5%

Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng

vốn đệm dự phòng 3,5% 4,0% 4,0% 5,125% 5,76% 6,375% 7%

Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu

chuẩn 20% 40% 60% 80% 100% 100% Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5% 5,5% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm 8% 8% 8% 8,625% 9,125% 9,875% 10,5% Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2

các khoản không đủ tiêu chuẩn Thực hiện bắt đầu từ năm 2016 Vốn dự phòng chống hiệu ứng

chu kỳ

Tuỳ theo tình hình tăng trưởng Tín dụng/GDP của Việt Nam: mức từ 0% - 2,5%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)