Những nội dung cơ bản của Basel 3 18 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 30)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài 3 

1.3 Giới thiệu hiệp ước Basel 14 

1.3.2 Những nội dung cơ bản của Basel 3 18 

Năm 2008 hệ thống tài chính tồn cầu đã trải qua một cuộc khủng hoảng rất

nghiêm trọng mặc dù hệ thống ngân hàng các nước phát triển đã ứng dụng các chuẩn

mực quản trị rủi ro tiên tiến nhất nhưng sự đổ vỡ hàng loạt các định chế tài chính lớn tại Mỹ và Châu Âu vẫn xảy ra, chính những diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường của hệ thống tài chính - tiền tệ, Ủy ban Basel lại một lần nữa dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 (Basel 3) về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu. Basel 3 tiếp tục kế thừa những nội dung của phiên bản Basel 2 trước đó khi giữ lại kết cấu ba trụ cột (yêu cầu về vốn tối thiểu, quá trình thanh tra giám sát và kỷ luật thị trường). Tuy nhiên, các quy định về vốn tối thiểu đã được cập nhật lại chặt chẽ hơn, đồng thời ủy ban còn đề xuất thêm tỷ lệ đòn

bẩy cũng như tỷ lệ thanh khoản toàn cầu nhằm giúp hệ thống ngân hàng hoạt động ngày

càng an toàn và linh hoạt trước các biến động của thị trường. Basel 3 quy định 4 nội dung chính liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn (CAR) như sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng, nhất quán và minh bạch của cơ sơ vốn

Tỳ lệ khả năng thanh toán cốt lõi vẫn giữ ở mức 8% so với tổng tài sản có rủi ro, tuy nhiên các quy định của Basel 3 chú trọng vào lượng vốn cổ phần phổ thơng. Theo

đó, tỷ lệ vốn cổ phần phổ thông tối thiểu được nâng từ 2% lên 4,5%, yêu cầu vốn vốn

chủ sở hữu (vốn cấp 1) được nâng từ 4% lên 6%. Sự thiếu hụt so với yêu cầu tổng vốn tối thiểu 8% và yêu cầu vốn cấp 1 có thể đươc bù đắp bằng nguồn vốn cấp 2 hoặc các hình thức vốn đáng tin cậy.

Thứ hai, yêu cầu về vốn đệm dự phòng rủi ro tài chính (Capital Conservation

Buffer)

Theo quy định của Basel 3, từ sau năm 2015 các ngân hàng phải xây dựng cho mình phần vốn đệm dự phịng tài chính được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu (phần đệm bảo toàn vốn chủ sở hữu) nhằm đối phó với những căng thẳng đe dọa vốn chủ sở hữu

trong tương lai.

Mục đích của phần vốn đệm dự phịng tài chính để đảm bảo rằng các ngân hàng

duy trì một quỹ dự trữ có thể được sử dụng để bù đắp cho các thiệt hại trong những giai

dụng, tuy nhiên khi rút (giảm tỷ lệ an toàn vốn xuống), tỷ lệ an toàn vốn còn lại càng gần mức tối thiểu theo quy định ở trên thì ngân hàng đó càng bị hạn chế trong việc phân bổ lợi nhuận.

Ngân hàng nào khơng xây dựng quỹ dự phịng hoặc tỷ lệ dự trữ không đạt mức tối thiểu mà Basel 3 quy định, cơ quan quản lý sẽ bắt buộc họ phải trích lợi nhuận để gia tăng vốn, giảm nguồn tiền dùng để chia cổ tức, mua lại cổ phần, hay hạn chế những khoản tiền thưởng cho các nhà quản trị. Quy định mới có thể buộc nhiều ngân hàng phải thu hẹp dư nợ tín dụng hoặc bán bớt tài sản để cải thiện tình trạng vốn.

Thứ ba, yêu cầu về vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế

(Countercyclical Capital Buffer)

Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phải được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông.

Mục đích của vốn đệm phịng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế là để đạt được những mục tiêu rộng lớn hơn trong việc đảm bảo an tồn kinh tế vĩ mơ, bảo vệ

khu vực ngân hàng trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng dư thừa vượt mức. Phần vốn dự phòng này chỉ địi hỏi trong trường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động tín dụng một cách có hệ thống.

Thứ tư, nguồn vốn bổ sung thêm đối với các ngân hàng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến toàn hệ thống (Capital for Systemically Important Banks)

Trong các hiệp ước Basel trước đây chưa từng có quy định này. Tuy nhiên, loại

vốn này đang được Ủy ban Basel nghiên cứu và đề xuất áp dụng thêm đối với các ngân hàng lớn, có tầm ảnh hưởng quan trọng đến toàn hệ thống ngân hàng, mà rủi ro của các

ngân hàng này liên quan đến sự an nguy của tồn hệ thống tài chính.

Loại vốn này hiện vẫn còn đang được nghiên cứu và có thể bao gồm cả những

khoản phí rủi ro phải trả cho sự đảm bảo an toàn (bảo hiểm), phí chuẩn bị vốn, chuẩn bị

cho các khoản chi tiêu (vốn) đột xuất và tham gia các gói cứu trợ.

Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu=[Tỷ lệ vốn cấp 1] + [vốn đệm dự phịng tài chính] + [vốn dự

phòng suy giảm theo chu kỳ kinh tế] + [vốn bổ sung thêm đối với các ngân hàng có tầm ảnh hưởng hệ thống]

Yêu cầu nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu là bài tốn khơng đơn giản đối với nhiều ngân hàng xét trong bối cảnh kinh tế xã hội đang có nhiều biến động. Bảng sau cho thấy

khung hiệu chỉnh các yêu cầu về vốn và phần vốn đệm theo hiệp ước Basel 3:

Bảng 1.2: Khung điều chỉnh các tiêu chuẩn vốn theo hiệp ước Basel 3

KHUNG ĐIỀU CHỈNH CÁC TIÊU CHUẦN VỐN THEO HIỆP ƯỚC BASEL 3 - YÊU CẦU VỀ VỐN VÀ VÙNG ĐỆM ( đơn vị %)

Vốn chủ sở hữu (sau khi đã khấu trừ)

Vốn cấp 1 Vốn cấp 2

Tối thiểu 4.5 6,0 8,0

Vùng đệm dự phịng rủi ro tài chính 2,5

Tối thiểu cộng phần vốn đệm dự phịng rủi ro tài

chính 7,0 8,5 10,5

Vùng vốn đệm phòng ngừa suy giảm theo chu kỳ

kinh tế 0 – 2,5 x

(Nguổn: http://www.basel-iii-accord.com)

Các tiêu chuẩn của Basel 3 khơng có hiệu lực ngay lập tức. Chúng bắt đầu có hiệu lực từ năm 2013, được thực hiện theo một lộ trình chuyển tiếp đến hết năm 2018 và sẽ thực hiện đầy đủ vào ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Ủy ban sẽ đưa ra báo cáo quá trình giám sát nghiêm ngặt các tỷ lệ trong khoảng

thời gian chuyển tiếp và sẽ tiếp tục xem xét những tác động của các tiêu chuẩn này đến các thị trường tài chính, mở rộng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, giải quyết hậu quả ngoài ý muốn khi cần thiết. Bảng sau sẽ cho thấy lộ trình cụ thể thực thi hiệp ước Basel 3:

Bảng 1.3: Lộ trình thực thi các quy định của hiệp ước Basel 3

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5% 4.0% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5%

Vốn đệm dự phòng 0,625% 1.25% 1,875% 2,5%

Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng

vốn đệm dự phòng 3,5% 4% 4,5% 5,125% 5,76% 6,375% 7% Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các

khoản vốn không đủ tiêu chuẩn 20% 40% 60% 80% 100% 100% Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5% 5,5% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0%

Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8%

Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm

Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2

các khoản không đủ tiêu chuẩn Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013 Vốn dự phòng chống hiệu ứng

chu kỳ Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5%

(Nguổn: http://www.basel-iii-accord.com) Bảng 1.4: So sánh những khác biệt về tỷ lệ an toàn vốn trong hiệp ước Basel 2 và 3

Basel 2 Các yêu cầu Basel 3

8% Tỷ lệ vốn tối thiểu 10.50%

2% Tỷ lệ vốn cổ phần tối thiểu 4.5%-7%

4% Tỷ lệ vốn cấp 1 6%

2% Tỷ lệ vốn lõi cấp 1 5%

Khơng có Phần vốn đệm dự phịng rủi ro tài chính 2.5%

Khơng có Tỷ lệ về khả năng chi trả (đòn cân nợ) 3%

Khơng có Vùng vốn đệm phịng ngừa suy giảm theo chu kỳ kinh tế 0%-2.5% Khơng có Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản tối thiểu Bắt đầu từ 2015 Khơng có Tỷ lệ về nguồn vốn trung, dài hạn và vốn ổn định tối thiểu so với các tài sản dài hạn đã được tài trợ Bắt đầu từ 2018 Khơng có Vốn bổ sung thêm đối với các ngân hàng có tầm ảnh hưởng lớn Bắt đầu từ 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 30)