Sự cần thiết phải ứng dụng hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 35)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài 3 

1.4 Sự cần thiết phải ứng dụng hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt

Việt Nam

Hiện nay, các nước OECD và một số thị trường mới nổi đều áp dụng Basel nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính. Mặc dù việc tiếp cận Basel

địi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệ thống NHTM Việt Nam mới đang ở giai đoạn phát

nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM.

Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào tháng 11/2006 đã tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Để hội nhập thành công, các NHTM Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, chuẩn hố cơng tác quản trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro theo Basel, nhằm lành mạnh trong kinh doanh và tạo sức hấp dẫn trong hợp tác với các nhà đầu tư và cộng đồng tài chính quốc tế. Tuy Hiệp ước Basel chỉ là một

thông lệ quốc tế và việc áp dụng Basel là không bắt buộc, nhưng vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân ngân hàng mà hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều sẵn sàng tuân thủ

các quy định của Basel. Do vậy, các NHTM Việt Nam cũng không nằm ngồi xu thế đó. Từ 2011 đến 2020, Việt Nam phải thực hiện những cam kết còn lại trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng như các yêu cầu còn lại của GATS và

AFAS về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng. Theo cam kết, các chi nhánh NHNNg sẽ

được đối xử công bằng như các ngân hàng trong nước kể từ ngày 01/01/2011. Các ngân

hàng ngoại hoạt động có tính chun nghiệp cao, danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng,

phong phú, hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế. Do đó, sẽ tạo sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nội. Trong khi đó, hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam còn yếu, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong điều hành hoạt động. Cho nên, nếu khơng có chiến lược cụ thể để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro, thì các NHTM Việt

Nam sẽ khó cạnh tranh với các NHNNg.

Thời gian qua, tốc độ phát triển và hội nhập nền kinh tế quá nhanh, với sự góp mặt của các NHNNg, hệ thống NHVN đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng, quy mô, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tín dụng nhanh...trong khi, hệ thống văn bản pháp quy còn chồng chéo, chưa chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nên việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro cho hệ thống NHTM Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền là hết sức cần thiết. Nếu không sớm xây dựng hệ thống quy định luật pháp chặt chẽ dựa trên thơng lệ quốc tế, thì hệ thống NHTM Việt Nam có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng khơng cịn gói gọn ở thị trường nội địa, nhiều

ngân hàng trong nước đã và đang tính tới việc mở rộng hoạt động của mình tại thị trường quốc tế thông qua việc lập chi nhánh như: BIDV, Sacombank, Agribank, gần đây nhất là Quân Đội và sắp tới có thể là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam... Muốn vậy, các ngân

hàng ngoài việc phải đảm bảo được các yêu cầu về năng lực tài chính, cịn cần phải tuân theo pháp luật của nước sở tại, hoạt động theo quy chuẩn quốc tế, chứ không thể chỉ thực hiện theo luật pháp và thông lệ của Việt Nam. Đơn cử như kế hoạch của Sacombank tại Trung Quốc buộc phải tạm ngừng do các rào cản kỹ thuật cao của nước sở tại. Do đó, việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế vào hoạt động ngân hàng là hết sức cần thiết trong tiến trình hội nhập của NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, các chuẩn mực của Basel sẽ giúp cho NHTM Việt Nam có cơ sở để tự rà sốt, đánh giá lại năng lực của mình, xác

định được những tồn tại, yếu kém...cũng như nhận thức được những điểm mạnh, để từ đó,

có những định hướng trong kinh doanh, trong cải cách, mạnh dạn thực hiện công cuộc cơ cấu lại theo chuẩn mực quốc tế, khắc phục yếu kém, đồng thời, tập trung phát huy những lợi thế vốn có để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như trên khu vực và thế giới. Điều này sẽ góp phần phát triển an toàn và bền vững hệ thống

NHTM Việt Nam. Những vấn đề nói trên đặt ra yêu cầu các NHTM Việt Nam phải đổi mới, phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Cải cách là tất yếu, nhưng nếu cải cách quá chậm sẽ khiến chúng ta phải gánh chịu chi phí cơ hội ngày càng lớn và rủi ro đổ vỡ sẽ không chờ đợi bất kỳ ai, vì bất cứ ngun nhân gì. Do đó, việc áp dụng những chuẩn mực quốc tế của Basel vào hệ thống NHTM Việt Nam là địi hỏi mang tính khách quan, nhằm

đảm bảo sự ổn định về tài chính của quốc gia, khu vực và trên trường quốc tế. Tuy nhiên,

hệ thống NHTM Việt Nam cần có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng và lộ trình cụ thể để áp dụng Basel một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển, tuy nhiên quy định về vốn điều lệ của các ngân hàng ở các nước không giống nhau, nên dẫn đến sự cạnh

tranh không lành mạnh. Hiệp ước Basel 1 được ban hành năm 1988 nhằm khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và công bằng. Từ khi ban hành và được sửa đổi phiên bản Basel 2 và mới nhất là Basel 3, các chuẩn mực của Basel đã dần trở thành chuẩn mực quốc tế về

đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn mà không chỉ các nước thành viên của Uỷ ban Basel,

mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã, đang và sẽ áp dụng.

Các phương pháp đo lường rủi ro của Basel đã dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các NHTM trong công tác quản trị rủi ro, hạn chế tổn thất cũng như giúp cơ quan quản lý trong giám sát hoạt động ngân hàng. Các phương pháp chuẩn, phương pháp IRB cơ bản, IRB nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản … đã dần trở nên quen thuộc tại nhiều quốc gia, nhiều NHTM, và các chuyên gia, các nhà quản trị ngân hàng. Vấn đề ứng dụng các chuẩn mực của Basel vào hệ thống NHTM Việt Nam là cả một quá trình dài củng cố và hồn thiện khả năng ứng phó với rủi ro của hệ thống ngân hàng, dựa vào tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trước những diễn biến ngày càng phức tạp của mơi trường tài chính – ngân hàng tồn cầu. Trong đó, Basel 3 dựa trên nền tảng và để khắc phục những thiếu sót của Basel 1 và Basel 2, đặc biệt quan tâm trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.

Như vậy, việc tiếp cận các tiêu chuẩn của Basel vào hệ thống NHTM nó sẽ tác

động mạnh mẽ như thế nào đến tình hình thị trường tài chính và hoạt động hệ thống ngân

hàng trong nước, và bằng cách nào các ngân hàng có thể đáp ứng các yêu cầu về vốn theo chuẩn mực mới? Điều này sẽ được nghiên cứu và trình bày ở chương 2 của đề tài.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL 2 TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 35)