4.1 Tập huấn phỏng vấn viên
Trong hầu hết các nghiên cứu có điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp, bản thân nhà nghiên cứu khơng thể một mình thực hiện hết tất cả việc phỏng vấn mà bắt buộc phải nhờ vào đội ngũ phỏng vấn viên (có thể là sinh viên, cán bộ địa phương, các cộng tác viên...).
Do đó việc tập huấn phỏng vấn viên là rất cần thiết để đảm bảo tính chính xác, trung thực của thơng tin dữ liệu.
4.2 Tổ chức khảo sát
Địi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ với các kịch bản, kế hoạch rõ ràng. Thời gian, địa điểm, quan hệ với địa phương, thông báo đến tận các đối tượng điều tra. Đặc biệt cần làm tốt công tác tiền trạm, chọn địa bàn khảo sát. Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa nhóm nghiên cứu và địa phương nơi tiến hành khảo sát. Chuẩn bị tài chính, hậu cần, văn phịng phẩm, ăn ở, phương tiện đi lại...tổ chức phối hợp các nhóm điều tra, kiểm tra lại thông tin dữ liệu thu thập được sau mỗi ngày điều tra để kịp thời bổ sung chỉnh sửa rút kinh nghiệm.
4.3 Các cơng cụ khảo sát
Có rất nhiều cơng cụ khảo sát. Tùy điều kiện và mục tiêu điều tra cũng như những yêu cầu thơng tin mà chọn các cơng cụ cho thích hợp. Thơng thường có các cơng cụ sau (1) vẽ sơ đồ/bản đồ theo không gian, theo mặt cắt (2) lịch thời vụ/ quá trình diễn biến sự việc theo thời gian (3) xếp hạng (4).
TÓM TẮT CHƯƠNG
Chương này giúp chúng ta hiểu được các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau. Nguồn thông tin dữ liệu về tình huống, hiện tượng, vấn đề hay nhóm người có thể phân thành 2 loại chính (1) nguồn sơ cấp và (2) nguồn thứ cấp.
Phỏng vấn, quan sát và sử dụng bảng hỏi là 3 phương pháp chủ yếu dùng để thu thập dữ liệu sơ cấp. Tất cả những thơng tin, dữ liệu có sẵn như tài liệu của chính phủ, các báo cáo, nghiên cứu trước…đều là nguồn thứ cấp.
Việc chọn phương pháp cụ thể nào để thu thập dữ liệu phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, loại thông tin dữ liệu cần thu thập, nguồn thông tin dữ liệu sẵn có, kỹ năng của chúng ta trong việc sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể cũng như đặc trưng kinh tế, xã hội, nhân chủng học của đối tượng nghiên cứu. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm của nó và mỗi phương pháp chỉ thích hợp cho những tình huống nhất định. Việc chọn phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể nào là rất quan trọng đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của thông tin, dữ liệu. Không một phương pháp thu thập dữ liệu nào được cho là chính xác 100%. Chất lượng thơng tin, dữ liệu chúng ta thu thập được phụ thuộc vào phương pháp luận, những yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu (người trả lời câu hỏi, người cung cấp thông tin), đến hoàn cảnh và khả năng của người nghiên cứu trong việc kiểm soát hay giảm thiểu được những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thu thập dữ liệu.
Việc dùng câu hỏi đóng hay câu hỏi mở tùy theo từng tình huống, hồn cảnh. Cả hai loại câu hỏi đó đều có những ưu nhược điểm của nó, chúng ta cần cân nhắc xem xét việc áp dụng chúng cho những tình huống thích hợp. Các câu hỏi trong bảng hỏi hay trong phỏng vấn thường có nhiều vấn đề cần phải lưu ý vì chúng trực tiếp liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của chúng ta và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kết quả nghiên cứu.