Một nghiên cứu lý tưởng nên được thiết kế và kiểm sốt tốt để đạt được độ chính xác khi đo lường các biến. Nhưng rõ ràng, không nghiên cứu nào có thể đạt được sự kiểm sốt hồn hảo, nên sai số ln ln xảy ra. Hầu hết sai số có tính hệ thống (là kết quả từ sự sai lệch (bias), và phần còn lại là sai số ngẫu nhiên (xảy ra một cách bất thường). Có bốn nguồn sai số chủ yếu gây ảnh hưởng xấu đến kết quả nghiên cứu, là từ: (1)
người trả lời, (2) yếu tố tình huống, (3) người phỏng vấn, quan sát, đo lường, và (4) công cụ thu thập dữ liệu.
3.1 Nguồn sai sốNgười trả lời Người trả lời
Sự sai biệt về ý kiến ảnh hưởng tới kết quả đo lường xuất phát từ các đặc điểm tính cách của người trả lời. Các đặc điểm này thể hiện các đặc trưng của tình trạng nghề nghiệp, dân tộc, tầng lớp xã hội, v.v. Người trả lời có thể:
- do dự, khơng muốn bày tỏ cảm nghĩ tích cực hoặc tiêu cực;
- bày tỏ thái độ một cách có chủ đích là họ cảm nhận sự việc khác với người khác;
- có ít hiểu biết về vấn đề được hỏi;
- bị tác động bởi các các yếu tố tạm thời như mệt mỏi, chán chường, giẫn dữ, bực tức, mất kiên nhẫn, các trạng thái tình cảm khác.
Yếu tố tình huống
Bất kỳ điều kiện nào gây ra sự căng thẳng cho cuộc phỏng vấn hay là quá trình đo lường đều có các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mối liên hệ giữa người phỏng vấn và người trả lời.
Người phỏng vấn, quan sát, đo lường
Người phỏng vấn có thể làm méo mó các trả lời bằng cách sửa từ, diễn giải dài dịng, hay là ghi nhận sai thơng tin. Từ đó, sinh ra sai số. Ngoài ra, các trường hợp xử lý kỹ thuật thiếu cẩn thận như mã hóa sai, lập bảng sai, tính tốn sai cũng gây ra nhiều sai số khác.
Công cụ ghi nhận dữ liệu
Công cụ ghi nhận dữ liệu bị thiếu sót cũng có thể gây ra sự bóp méo dữ liệu theo hai cách. Thứ nhất là gây ra sự lẫn lộn. Nghiệm trọng hơn nữa là chọn lựa các thông tin một cách nghèo nàn, đơn giản so với tổng thể các vấn đề cần quan tâm.