- Các nhóm phụ được chọn lựa theo các tiêu chí đễ dàng hoặc có tính sẵn có để tiêu chí liên quan đến các biến số nghiênthu thập dữ liệu dễ hơn.
4. CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤT
Với cách tiếp cận có mục đích như chọn mẫu phi xác suất, ta sẽ không biết được xác suất lựa chọn các đơn vị nghiên cứu (thành phần của dân số). Có nhiều cách để chọn lựa các cá nhân hoặc các trường hợp cần có trong mẫu. Thường chúng ta hay cho phép các phỏng vấn viên lựa chọn người cần phỏng vấn. Khi điều này xảy ra, rõ ràng là các thiên lệch có thể phát sinh ra và làm méo mó kêt quá nghiên cứu. Tuy nhiên, có những lý do thực tiễn mà người ta lựa chọn các phương pháp kém chính xác như vậy.
4.1 Các vấn đề thực tiễn
Chúng ta có thể sử dụng các thủ tục chọn mẫu phi xác suất vì các lý do sau: - Chúng có thể thỏa yêu cầu chọn mẫu có mục tiêu.
- Nếu khơng có mong muốn hoặc khơng cần thiết phải tổng quát hóa các kết quả nghiên cứu cho dân số tổng thể thì ta khơng quan tâm lắm đến việc liệu là mẫu có đại diện đầy đủ cho dân số hay không. Điều này đúng với các nghiên cứu khám phá khi mà chúng ta có thể chỉ muốn gặp những cá nhân, những trường hợp khơng điển hình, khơng giống ai.
- Trong khi chọn mẫu xác suất có vẻ lý tưởng và rất tốt về lý thuyết, thì khi áp dụng vào thực tiễn, lại có nhiều thất bại. Ngay cả khi chúng ta áp dụng cẩn thận các bước chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản thì chất lượng nghiên cứu vẫn cịn tùy thuộc vào mức độ áp dụng cẩn thận hay không cẩn thận của các người liên quan. Vì vậy, các phươjng pháp chọn mẫu xác suất lý tưởng lại chỉ có thể thành cơng một phần vì lỗi con người.
- Chọn mẫu phi xác suất có thể là cách thay thế duy nhất. Trong một số trường hợp, có thể ta khơng có dân số tổng thể cho nghiên cứu. Và vì vậy, ta khơng thể có khung mẫu hoặc có cơ sở để chọn mẫu xác suất.
- Theo một nghĩa khác, chính những người tham gia nghiên cứu (đối tượng nghiên cứu) có thể tự chọn chính mình để tham gia. Điều này cũng có nghĩa là nhà nghiên cứu không thể bảo đảm sự ngang bằng về cơ hội chọn lựa các dơn vị nghiên cứu.
4.2 Các phương pháp chọn mẫu phi xác suất a. Chọn mẫu thuận tiện (Convenience) suất a. Chọn mẫu thuận tiện (Convenience)
Các mẫu phi xác suất không bị hạn chế được gọi là các mẫu “thuận tiện”. Đây là các mẫu có mức tin cậy ít nhất, nhưng thường là rẻ nhất và dễ tiến hành nhất. Lý do chính là các nhà nghiên cứu hoặc các điều tra viên, có quyền tự do chọn lựa bất kỳ ai họ muốn, vì thế được gọi là “thuận tiện”.
Trong khi chọn mẫu thuận tiện khơng có kiểm sốt như thế có thể khơng bảo đảm tính chính xác, nhưng vẫn là một phương pháp hữu ích. Thường thì ta có thể áp dụng một mẫu như vậy để kiểm tra các ý tưởng hoặc để có được các ý tưởng về đối tượng nghiên cứu. Ở các giai đoạn đầu của nghiên cứu khám phá, khi ta tìm kiếm hướng đi, ta có thể áp dụng cách tiếp cận này. Các kết quả có thể rõ ràng đến mức khơng cần thiết phải áp dụng các phương pháp chọn mẫu phức tạp.
Các nghiên cứu thị trường thường sử dụng cách chọn mẫu thuận tiện này. Các cuộc thăm dò ý kiến khách hàng hầu hết được thực hiện một cách thuận tiện.