CHỌN MẪU XÁC SUẤT

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Trang 74 - 75)

- Chức năng giảm thiểu báo động sa

3. CHỌN MẪU XÁC SUẤT

3.1 Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản (Simple Random Sampling)

Là một phương pháp chọn mẫu không hạn chế, phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản là hình thức đơn giản nhất, thuần nhất của cách chọn mẫu xác suất. Khi mà tất cả các mẫu xác suất đều phải chọn lựa từng cá thể (đơn vị nghiên cứu) với một xác suất khác khơng cho trước thì phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản được coi là một trường hợp đặc biệt vì mỗi một cá thể đều được lựa chọn với một xác suât biết trước và hoàn toàn ngang bằng nhau.

Xác suất chọn lựa = cỡ mẫu ÷ kích cỡ của dân số (%)

Để thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, việc đầu tiên là chúng ta phải có khung mẫu, hay chính là danh sách tất cả các cá thể (thành viên) của dân số mục tiêu. Dựa trên danh sách này, chúng ta sẽ đánh số và sử dụng bảng ngẫu nhiên để chọn lựa ra các cá thể (rút mẫu) để bảo đảm mọi cá thể đều có xác suất được chọn như nhau.

3.2 Chọn mẫu xác suất phức tạp (Complex Probability Sampling)

Một mẫu được coi là có hiệu quả hơn về phương diện thống kê là một mẫu mà nó có thể cho kích cỡ mẫu nhỏ hơn với một mức độ chính xác cho trước (sai số chuẩn của trung bình hoặc của tỷ lệ). Một mẫu được coi là có hiệu quả về phương diện kinh tế là một mẫu có thể đạt được một mức độ chính xác cho trước với chi phí thấp.

Ở các phần dưới đây, chúng ta sẽ thảo luận bốn cách thức chọn mẫu xác suất có khả năng thay thế nhau là: (1) chọn mẫu hệ thống (systematic sampling); (2) chọn mẫu phân tầng (stratified sampling); (3) chọn mẫu theo nhóm hoặc phân tổ (cluster sampling); và (4) chọn mẫu nhiều giai đoạn.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w