2.1 Phân biệt nghiên cứu định lượng và định tínhBảng 4.1 Phân biệt nghiên cứu định lượng và định tính Bảng 4.1 Phân biệt nghiên cứu định lượng và định tính
Stt Tính chất Định lượng Định tính
1 Mục đích Mơ tả sự kiện bằng những con Xác định ý nghĩ, quan điểm, số cảm xúc, xu hướng bằng lời 2 Trình bày Quan điểm, ngôn ngữ của nhà Quan điểm, ngôn ngữ của
nghiên cứu người được nghiên cứu 3 Chọn mẫu Ngẫu nhiên hoặc ngẫu nhiên Có mục đích
có phân tầng
4 Câu hỏi Đóng, trắc nghiệm, câu trả lời Mở, câu trả lời tự do không định sẵn. định sẵn
5 Phỏng vấn Cấu trúc. Bảng hỏi được sọan Bán cấu trúc. Bảng hỏi chỉ sẵn theo một cấu trúc cố định, mang tính chất gợi ý. Các câu không được thay đổi hỏi được phát triển từ trả lời
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu định tính và định lượng
Có 3 phương pháp phổ biến: (1) quan sát; (2) phỏng vấn và (3) điều tra qua bảng hỏi.
(a) Phương pháp quan sát
(1)Quan sát có tham dự (nhập vai) ví dụ đóng vai là hành khách đi xe bt cơng
cộng để tìm hiểu chất lượng phục vụ hoặc đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng.
(2) Quan sát khơng có tham dự (khơng nhập vai). Ví dụ quan sát và đếm các lọai
phương tiện qua cầu, qua chốt giao thông; quan sát người công nhân trong dây chuyền sản xuất để làm định mức lao động; quan sát địa bàn nơi sẽ tiến hành khảo sát(nhà cửa, đường sá, các csvckt, chợ búa trường học, cách đi lại giao tiếp của người dân trong cộng đồng)...
Những trở ngại khi sử dụng phương pháp quan sát là:
(1) Đối tượng thay đổi hành vi khi cảm thấy bị quan sát theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
(2) Thiên lệch chủ quan của người quan sát.
(3) Diễn giải khác nhau cho cùng một quan sát giữa những người quan sát khác nhau.
(4) Quan sát phiến diện hoặc ghi chép thiếu. Quan sát kỹ, ghi chép thiếu hoặc quan sát thiếu nhưng ghi chép kỹ chú tâm quan sát quên ghi chép và ngược lại.
Lưu ý:
Phương pháp quan sát thường được vận dụng trong nghiên cứu marketing (quan sát hành vi người tiêu dùng), hoặc quan sát bấm giờ trong nghiên cứu tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tính định mức lao động hoặc một số nghiên cứu tổ chức hệ thống giao thông vận tải, đếm lượng xe lưu thông qua cầu, phà…
(b) Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dữ liệu rất thông dụng. Trong cuộc sống đời thường chúng ta thu thập thông tin thông qua các dạng khác nhau của việc giao tiếp với người khác. Bất kỳ giao tiếp nào giữa 2 hay nhiều người với mục đích định trước gọi là phỏng vấn. Một mặt, phỏng vấn có thể rất linh hoạt, uyển chuyển khi phỏng vấn viên tự do đặt câu hỏi xung quanh vấn đề cần khảo sát, mặt khác, phỏng vấn có thể khơng linh hoạt khi phỏng vấn viên bám sát theo các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Do đó phỏng vấn được phân loại tùy vào mức độ linh hoạt như trình bày trong sơ đồ dưới đây:
Trong phỏng vấn cấu trúc trình tự (trật tự, cấu trúc) phỏng vấn, nội dung phỏng vấn và câu hỏi phỏng vấn cùng với những câu từ trong đó đều được định sẵn. Ngược lại, trong phỏng vấn khơng cấu trúc thì trật tự phỏng vấn, nội dung phỏng vấn cũng như các câu hỏi phỏng vấn đều linh hoạt, có thể thay đổi tùy hồn cảnh, tình huống cụ thể. Phỏng vấn bán cấu trúc là sự kết hợp của hai loại phỏng vấn trên.