7. THANG ĐO CHO ĐIỂM
7.3 Thang đo trắc biệt (Semantic Differential Scale s SD)
Thang đo trắc biệt nhằm đo lường ý nghĩa tâm lý của một đánh giá về đối tượng nghiên cứu sử dụng 2 tính từ đối cực. Thang đo này thường được dùng để đánh giá hình ảnh thương hiệu.
Phương pháp này bao gồm một bộ các thang đo cho điểm 2 cực, thường sử dụng thang đo 7 điểm.
Thang đo trắc biệt dựa trên giả định là một đối tượng có thể có nhiều chiều để đo lường ý nghĩa. Các ý nghĩa được định vị trong một không gian đa chiều, gọi là “không gian ý nghĩa” (semantic space).
Lợi thế của thang đo SD:
Có hiệu quả và dễ dàng để đo lường thái độ từ một mẫu lớn.
Có thể đo lường theo cả hướng (direction) và độ tập trung (intensity).
Bộ tổng của các trả lời cung cấp một bức tranh sâu sắc về ý nghĩa của một đối tượng và sự đo lường của người đánh giá, cho điểm.
Là một kỹ thuật chuẩn hóa, dễ lặp lại và khơng bị bóp méo.
Cho dữ liệu dạng khoảng cách.
Các bước xây dựng thang đo trắc biệt
1. Chọn khái niệm: danh từ, nhóm danh từ, hoặc các phác họa hình ảnh. Các khái niệm được chọn sau khi xem xét, đánh giá và bằng khả năng phản ảnh bản chất của câu hỏi điều tra.
2. Chọn các cặp từ hoặc cụm từ đối cực phù hợp theo nhu cầu. 3. Tạo ra hệ thống tính điểm có trọng số. Hầu hết thang đo SD có 7
điểm: 7, 6, 5, 4 3, 2, và 1.
4. Tương tự như thang đo Likert, khoảng ½ các tính từ được lưu giữ một cách ngẫu nhiên để tối thiểu hóa hiệu ứng “halo”.