2 Công nghệ sản xuất
4.2 Hoạt động quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm tại công ty
4.2.1. Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm của công ty
Sản phẩm chủ yếu của công ty là nước ngọt có gas, nước tinh khiết, nước tăng lực, trà
bí đao, sữa chua, rau câu luôn đạt các tiêu chuẩn hàng đầu Việt Nam trong nhiều năm
liền. Các sản phẩm luôn được các khách hàng tin cậy và có uy tín trên thị trường.
Nguyên nhân là:
Thời gian này, máy móc thiết bị cua công ty còn mới. Nguyên vật liệu luôn đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Công ty đã áp dụng hệ thống về quản lý chất lượng như ISO, HACCP,
GMP nên luôn đảm bảo được các yêu cầu đề ra.
Các đặc tính, công dụng của sản phẩm đáp ứng được các thay đổi của
nhu cầu thị trường và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng mà công ty đã
đăng ký.
Thị trường cũng như thị phần của công ty không ngừng được mở rộng
và chiếm được lòng tin ngày càng cao của khách hàng.
4.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Các tiêu chuẩn chất lượng cũng như yêu cầu về kinh tế kỹ thuật của công ty đều theo tiêu chuẩn đăng ký và theo yêu cầu của khách hàng.
STT Tên sản phẩm ĐVT Mức chất
lượng đăng
ký
Phương pháp lấy
mẫu
1 Trà xanh A*nuta Chai TCVN Lấy ngẫu nhiên
2 Nước ngọt có gas Chai TCVN Lấy ngẫu nhiên
3 Sữa chua tiệt trùng Hộp TCVN Lấy ngẫu nhiên
4 Nước ép trái cây Lon TCVN Lấy ngẫu nhiên
5 Nước tăng lực Red Tiger Chai, lon TCVN Lấy ngẫu nhiên
6 Nước uống tinh khiết Bình, chai TCVN Lấy ngẫu nhiên
7 Trà bí đao Lon TCVN Lấy ngẫu nhiên
8 Rau câu Bịch TCVN Lấy ngẫu nhiên
9 Sâm cao ly Lon TCVN Lấy ngẫu nhiên
10 Nước yến ngân nhĩ Lon TCVN Lấy ngẫu nhiên
(Nguồn: Phòng KCS công ty TNHH TÂN QUANG MINH)
4.2.3. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm4.2.3.1. Quy trình kiểm soát 4.2.3.1. Quy trình kiểm soát
Quy trình được thiết lập nhằm đưa ra hệ thống kiểm soát và giám sát các quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra và giảm thiểu sai sót xảy ra
Tất cả nhân viên phòng KCS chịu trách nhiệm giám sát các quá trình, ghi chép
và ngăn chặn các sự cố có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Nội dung giám sát: kiểm soát toàn bộ quá trình phối trộn, chiết rót và hoàn thiện sản phẩm bằng các thông số vật lý: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm,...Kiểm soát các công đoạn xử lý như: vệ sinh dụng cụ bao gói, thổi khô, làm lạnh, phối trộn, nấu, chiết rót, bao gói,...để đảm bảo không làm hư hỏng sản phẩm.
Quy trình kiểm tra nguyên liệu bao bì
Lấy mẫu
Nguyên vật liệu
không phù hợp
Biện pháp xử lý
Kiểm tra chất lượng Yêu cầu kiểm tra nguyên vật liệu
Kiểm tra chứng từ
Lưu hồ sơ
Báo cáo kết quả
Dán nhãn (nhập kho)
Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm:
4.2.3.2. Hoạt động xử lý các sản phẩm không phù hợp
Tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất từ thu nhận nguyên liệu đầu vào, chế biến cho đến hoàn thiện sản phẩm phải được kiểm tra, đo lường và giám sát một
cách chặt chẽ nhằm nhận dạng và xử lý kịp thời sự không phù hợp, đảm bảo tính hoàn thiện của sản phẩm.
Yêu cầu kiểm tra chất lượng
sản phẩm
Lấy mẫu
Kiểm tra, đánh giá Sản phẩm không phù hợp
Báo cáo
Kiểm tra Xử lý
Nội dung:
Dạng lỗi Nguyên nhân Hành động khắc phục
Thực hiện sai trình tự, thao tác, cân đong sai
trọng lượng, lấy sai
nguyên liệu
Con người
Điều chỉnh kịp thời các thông số
nếu có thể
Cô lập lô hàng, mẻ sản phẩm
chờ xử lý
Lập báo cáo, biên bản xử lý
Các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, thời gian,... Sản phẩm mất date Máy móc Đề nghị CN vận hành máy máy khẩn cấp
Báo NV cơ điện sửa chữa
Cô lạp hàng chờ xử lý
Lập biên bản, báo cáo chờ xử lý
Ghép nắp không đat
Sản phẩm thiếu CO2, N2
Sản phẩm chiết bị lửng hay quá đầy
Bao bì không phù hợp về
kiểu dáng, chất liệu, kích cỡ
Nguyên vật liệu
Cô lập lô hàng Báo cáo nhà cung cấp
Lập biên bản, báo cáo chờ xử lý
Nhãn mác không phù hợp
về thông tin, màu sắc,
kiểu dáng
Nguyên vật liệu không đạt về chỉ tiêu chất lượng
Sản phẩm bị tách, lăng Phương pháp Cô lập lô hàng
Báo phòng CN chế biến
Lập biên bản, báo cáo chờ xử lý
Sản phẩm bị nhiễm vi
sinh
Sản phâm bị biến đổi
màu, mùi vị
Bao bì thủng (do côn
trùng cắn phá)
Bảo quản Cô lập lô hàng
Báo kho
Lập biên bản, báo cáo chờ xử lý
4.3. Hệ thống xử lý nước thải4.3.1. Quy trình xử lý 4.3.1. Quy trình xử lý
4.3.2. Thuyết minh quy trình
Nước thải sẽ được lọc sơ bộ bằng cách bố trí các song chắn rác tại ống cống để
cản các vật có kích thước lớn như: bao nilong, hộp, bìa catton, đá… Sau đó nước thả
sẽ được bơm lên bể 1 là bể xử lý sơ bộ và trung hòa với áp lực lớn. Song song với đường dẫn nước thải là đường dãn dung dịch NaOH 0,25% vào bể để trung hòa. Hai
đường này hoạt động đồng thời khi ngưng nước thải thì dung dịch NaOH cũng ngưng
cung cấp. Tại đây có bố trí các đường ống sục khí nước được khuấy trộn giúp phản ứng trung hòa được diễn ra một cách triệt để, đồng thời đẩy các tạp chất khô lên trên bề mặt, các tạp chất này sẽ được vớt ra ngoài bằng vợt lưới để tránh nghẹt đường ống. Ở bể này có bố trí một phao ở vị trí cố định, khi nước dâng lên tới phao thì bơm sẽ bơm nước từ bể này sang bể 2 là bể khử màu và khử mùi bằng bùn vi sinh.
Tại bể 2 có chứa bùn vi sinh đồng thời bố trí nhiều đường ống sục không
khí vào nước để nuôi bùn. Lượng bùn vi sinh khoảng 400ml bùn/l nước. Khi thấy bùn kết lắng có màu vàng là khử tốt. Khi mực nước đủ sẽ tự chảy tràn vào các đường ống
Nước thải Nước đã xử lý Trùng hòa Khử màu, mùi Lắng Loại tạp chất NaOH Bùn vi sinh
dẫn qua bể (3) là bể lắng. các đường ống này cách đáy của bể (3) khoảng 1,5m để tạo
dòng nước vào nhẹ nhàng tránh bị khuấy động gây ảnh hưởng đến quá trình lắng.
Bể lắng có dạng côn, dưới đáy có hai lỗ hình chóp nón đường kính 50cm để chứa bùn lắng. Trên mỗi lỗ có bố trí cách gạt để gom bùn vào lỗ, vận tốc của cánh
gạt rất chậm: 1 vòng/10phút để tạo trạng thái tĩnh cho các thành phần lơ lửng có thể
lắng được. Bùn ở hai lỗ sẽ được bơm trở về bể (2).
Nước ở bể (3) đã được xử lý có pH=7- 8 ( đo bằng giấy quỳ), nước có màu xanh lá cây. Tại bể (3) có bố trí 1 ống kín hai đầu, trên ống có đục nhiều lỗ để khi mực nước dâng lên sẽ chảy tràn vào các lỗ này và đi ra ngoài. Mục đích là để tránh khuấy động nước, đồng thời giữ lại một ít bùn chắn rác nếu còn sót lại.
Vận hành: Trên tủ điều khiển :
- Mở bơm nước thải từ hầm chứa lên bể (1): để bơm chế độ tự hoạt động theo
phao.
- Mở bơm nước thải từ bể (1) qua bể (2) tiếp xúc: để bơm chế độ tự hoạt động theo
phao.
- Mở máy thổi khí, sục khí vào bể (2): mở máy liên tục chỉ cho máy nghỉ khoảng 3
giờ để bảo quản máy.
- Mở bơm định lượng NaOH tự động theo bơm
Trạm xử lý thực hiện các thao tác:
+ Điều chỉnh các van khí đều vào bể (2).
+ Dùng vợt lưới vớt các tạp chất nổi lên trên. + Mở van sục khí vào bể (3).
Kiểm tra bùn hoạt tính: hằng ngày kiểm tra bùn hoạt tính bằng cách lấy becher 1000ml múc đầy bùn hoạt tính trong bể (2), sau đó để lắng trong khoảng mười
phút. Quan sát bùn trong becher ở khoảng 200ml là bùn hoạt tính tốt.
- Nếu bùn ở dưới vạch 200ml cần bổ sung bùn.
- Nếu bùn ở trên vạch 200ml cần xả bùn ra bể chứa bùn. Bảo trì máy móc thiết bị :
+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các máy móc thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng
phải sửa chữa ngay.
+ Định kì 2 tháng thay dầu mỡ cho máy thổi khí.
+ Thường xuyên kiểm tra các đường dây điện để phát hiện hư hỏng, rò rỉ điện,
nếu phát hiện hư hỏng phải sửa chữa ngay.
+ Luôn vệ sinh sạch xung quanh trạm xử lý.
4.3.3. Sự cố và cách khắc phục
- Rác làm nghẹt đường ống ta phải thông ống bằng cách dùng bơm có công suất lớn để bơm nước vào đường ống đẩy rác ra ngoài.
- Ống dẫn bị nứt vỡ do áp lực lớn, do thời tiết ta phải thay đổi đường ống.
- Lượng không khí sục vào bể thiếu do đường ống dẫn bị xì làm quá trình tăng sinh
khối của khối bùn chậm, hiệu quả hoạt động của bùn kém ta phải hàn lại đường ống hoặc thay đường ống mới.
- Mở van hồi bùn lớn,bùn sẽ không được hồi lưu về (2) mà phóng vọt lên cao ra ngoài do lực hút lớn thì phải mở van từ từ.
4.4. An toàn lao động.
4.4.1. Phòng cháy chữa cháy.
Đặt bơm cứu hỏa ở các vị trí:
+ Bể chứa nước sau khi lọc sơ bộ.
+ Khu vực sử lýnước thải.
Bình chữa cháy kèm theo bảng nội qui phòng chữa cháy đặt tất cả các công đoạn sản xuất, nhà xưởng, nhà kho, và các phòng ban.
Kho chứa nguyên liệu có hệ thống phòng cháy chữa cháy đầy đủ vì là nơi dễ
cháy nhất. Ngoài ra, phải khô ráo, thoáng mát, vệ sinh thường xuyên tránh chuột bọ,
côn trùng, …
4.4.2. An toàn đối với nhà xưởng và người lao động.
Lò hơi: có chuông báo tự động khi có sự cố và phải có nhân viên kiểm tra thường xuyên.
Xử lý nước: khi làm việc mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như: găng tay, ủng. mặt nạ, áo bảo hộ, …
Bảng nội qui vận hành máy kèm theo các thông số kỹ thuật hướng dẫn chi tiết
cụ thể cho công nhân vận hành được đặt ở tất cả các công đoạn tương ứng.
Nhân viên vận hành máy nắm vững thao tác vận hành. Nhà, sàn không được trơn trượt, phải có rãnh thoát nước.
4.4.3. An toàn đối với sản phẩm.
Không mang dép cá nhân vào trong xưởng sản xuất.
Công đoạn chiết rót: công nhân trang bị đầy đủ bảo hộ như găng tay, khẩu
trang, mũ, áo bảo hộ và ủng. Trước khi vào phòng chiết rót phải sát trùng tay bằng
cồn.
Kho chứa sản phẩm khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ tránh côn trùng gây hại.
Phòng chiết rót phải vô trùng.
Không được mang nữ trang vào khâu chiết rót
4.4.4.Các nội quy vệ sinh cá nhân, vệ sinh thiết bị phân xưởng nhằm đảm bảo vệ sinh cho người, sản phẩm.
-Trướckhi vào phân xưỡng làm việc, công nhân phải nhúng chân vào bồn có chứa nước cloramin B và bồn nước sạch để khử trùng. Ngoài ra còn phải mang đầy đủ bảo
hộ lao động tùy thuộc vào yêu cầu của từng khâu sản xuất.
-Sau mỗi ca sản xuất, công nhân tiến hành vệ sinh nhà xưởng, máy móc để chuẩn bị
cho ca sản xuất tiếp theo.
4.5.Chế độ trả lương thưởng và các biện pháp kích thích lao động.
-Chế độ chi trả lương theo đúng mứclương:
Đối với cán bộ quản lý công ty: giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng. Đối với cán bộ giữ chức lãnh đạo công ty: trưởng, phó phòng.
Đối với nhân viên các phòng hành chính, phòng công nghệ chế biến…
Đối với KCS
Đối với các tổ trưởng các tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng. Đối với công nhân thì trả lương theo công làm việc
Lương công nhân hàng tháng khoảng từ 1,5 – 3 triệu tùy theo làm nhiều hay ít.
Ngoài ra còn trả lương cao vào ngày nghỉ, lễ tết.
Đối với công nhân làm việc tích cực theo kì thì được tăng lương theo thành tích
làm việc, năm làm việc.
-Biện pháp kích thích tăng năng suất lao động.
Cải tiến máy móc thiết bị hiện đại.
Dây chuyền bố trí hợp lý trong phân xưỡng.
Với phương châm mở rộng thị trường, tăng cường thị trường, phát triển khách
Có thể nói, sự thành công và những đóng góp của Bidrico trong những năm qua
là minh chứng thuyết phục nhất cho những danh hiệu mà Bidrico nhận được cũng như
uy tín, vị thế mà Bidrico tạo dựng đối với khách hàng. Thực tế, tên tuổi sản phẩm của Bidrico như: Nước ngọt có gaz, không gaz với đủ hương vị, sữa chua tiệt trùng Yobi,
nước ép trái cây A*nuta, nước tăng lực Red Tiger, nước uống tinh khiết Bidrico, nước
yến ngân nhĩ , trà bí đao A*nuta, sâm cao ly Bidrico, rau câu Bidrico các loại đã gắn
với người tiêu dùng cả nước.
Sau 17 năm xây dựng và phát triển, với phương châm “Lấy sự thỏa mãn của khách hàng làm thước đo chất lượng sản phẩm, sự phù hợp của giá cả, uy tín và mối quan hệ
bền vững”, sản phẩm của công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong lĩnh vực
sản xuất thực phẩm trong và ngoài nước như: Top 100 hàng Việt Nam được yêu thích nhất, Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền, giải thưởng Sao Vàng đất Việt, Thương hiệu mạnh, Thương hiệu nổi tiếng...Công ty TNHH sản xuất & thương mại
Tân Quang Minh, một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát với hai thương hiệu nổi tiếng BIDRICO & YOBI đã đạt rất nhiều danh hiệu như: Hàng Việt
Nam chất lượng cao, danh hiệu Sao Vàng Đất Việt, huy chương vàng các kỳ hội chợ…
Sau thời gian thực tập và được làm việc tại công ty chúng em đã được tham quan,
tìm hiểu các quy trình sản xuất các sản phẩm tại công ty, từ đó chúng em đã rút ra
được rất nhiều kiến thức về thực tế sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu
ra và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm cũng như quản lý sản xuất. Đây là thời
gian vô cùng quý báu đối với chúng em để tích lũy kinh nghiệm sau này khi ra trường
chúng em sẽ không bị bỡ ngỡ khi tham gia vào sản xuất.
Chúng em tin tưởng rằng, công ty sẽ ngày càng phát triển và đưa ra thị trường
nhiều dòng sản phẩm mới hơn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn quý công ty TÂN QUANG MINH – BIDRICO và giảng viên huớng dẫn Th.s CAO XUÂN THỦY đã tạo mọi điều kiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, TS. Lâm Xuân
Thanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
2. Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm sữa, Lê Thị Liên Thanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
3. Nước giải khát, Nguyễn Đình Thưởng, NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
4. Xử lý nước thải, Nguyễn Ngọc Dung. NXB Xây Dựng.
5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY ... 1
1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ... 2
1.1 Vị trí nhà máy: ... 2
1.2 Giới thiệu chung về công ty BIDRICO ... 3
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy ... 4
1.4 Lĩnh vực hoạt động và năng lực sản xuất của nhà máy BIDRICO ... 4
1.5. Các giải thưởng và danh hiệu đạt được. ... 6
2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỄN SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY ... 7
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY BIDRICO ... 8
3.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ... 9
3.2. NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN ... 10
3.3. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA NHÀ MÁY ... 12