Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 37)

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 của luận văn nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu, như là: xây dựng thang đo nghiên cứu; giới thiệu phương pháp phân tích dữ liệu. Chương này bao gồm bốn phần: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) nghiên cứu định tính, (3) xây dựng thang đo, và (4) giới thiệu về thu thập dữ liệu thị trường và phương pháp phân tích dữ liệu.

2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước chính:

(1) Nghiên cứu định tính, dùng để điều chỉnh và bổ sung các quan sát để đo

lường các biến phụ thuộc tham gia vào mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua thảo luận nhóm tập trung với các chuyên viên và các nhà quản lý đang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng;

(2) Nghiên cứu định lượng, được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực

tiếp với các nhà quản lý thuộc Ban lãnh đạo đang làm việc tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể: các Chuyên viên nghiên cứu thị trường, quản lý rủi ro, Trưởng phòng thuộc các phòng ban chức năng thuộc Hội sở chính, Giám đốc Chi nhánh, trưởng phòng giao dịch. Mẫu khảo sát cho nghiên cứu định lượng có kích thước n = 257, và được sử dụng để kiểm định lại mơ hình đo lường cũng như mơ hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đề ra.

2.1.2. Qui trình nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, được tiến hành theo qui trình (Hình 2.1) và tiến độ được trình bày như sau:

Bảng 2.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu

Bước Phương pháp Kỹ thuật Thời gian Địa điểm

1 Định tính Thảo luận nhóm 06/2011 TP.HCM

2 Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 07/2011 -> 11/2012 TP.HCM

Hình 2.1: Qui trình nghiên cứu

Cở sở lý thuyết Nghiên cứu định tính (điều chỉnh thang đo) Mơ hình nghiên

cứu

Nghiên cứu định

lượng (n=257) Thang đo chính thức

Cronchbach Alpha

Đánh giá độ tin cậy của thang đo (n=257)

Phân tích hồi qui

Phân tích nhân tố EFA (n=257)

Đánh giá tác động của năng lực cốt lõi đến KQ hoạt động KD

Bước 1: Nghiên cứu định tính (điều chỉnh thang đo)

Thang đo nghiên cứu được xây đựng dựa vào cơ sở lý thuyết và các thang đo đã có sẵn trong các nghiên cứu trước đó. Sau đó, thang đo được điều chỉnh cho phù hợp với lĩnh vực ngân hàng tại thị trường Việt Nam thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với chun viên thuộc Phịng nghiên cứu thị trường và thành viên thuộc Ban lãnh đạo của ngân hàng (Chuyên viên Quan hệ khách hàng, Giám đốc chi nhánh). Thơng qua các ý kiến thảo luận thì một số biến quan sát được điều chỉnh cho phù hợp và một số biến quan sát khác được bổ sung vào để hồn thiện thang đo chính thức.

Bước 2: Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm định mơ hình thang đo, mơ hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với các chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên phân tích thị trường, chuyên viên thuộc Tổ quản lý chuyên ngành và thành viên trong Ban lãnh đạo của các Ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu dữ liệu thị trường thu thập về có kích thước n=257 được sử dụng phân tích định lượng, bao gồm: phương pháp Crobach alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức; phương pháp phân tích nhân tố EFA dùng để đánh giá giá trị của thang đo (giá trị hội tụ và giá trị phân biệt); và phương pháp phân tích hồi quy dùng để kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

2.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ KẾT QUẢ

Thang đo nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo các thang đo đã sử dụng trong những nghiên cứu trước đó. Mặt khác, các thang đo này được khám phá trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khác với nghiên cứu này – lĩnh vực ngân hàng.

Do đó, để các biến quan sát trong các thang đo được sử dụng lại một cách phù hợp với bối cảnh nghiên cứu mới thì chúng ta cần phải điều chỉnh các câu hỏi

TP.HCM mà không làm mất ý nghĩa nội dung; và đồng thời bổ sung các biến quan sát cần thiết để đo lường các biến tiềm ẩn trong nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính được tiến hành thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung (xem Phụ lục 1 về dàn bài thảo luận nhóm), các thành viên tham gia thảo luận nhóm gồm có 12 người, trong đó: có 04 chuyên viên thuộc Phòng chuyên nghiên cứu thị trường của Ngân hàng Ngoại thương VN (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (Vietinbank), Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng Kỹ thương VN (Techcombank) và 04 chuyên viên thuộc Tổ quản lý chuyên ngành – Bất động sản, Xây dựng và thủy sản của Ngân hàng Hàng Hải VN (Maritimebank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VN (BIDI) và 02 Giám đốc chi nhánh MARITIMEBANK, VIETINBANK và 02 chuyên viên quan hệ khách hàng thuộc ACB, TECHCOMBANK. Cuộc thảo luận nhằm mục đích điều chỉnh các câu hỏi cho phù hợp với đối tượng khảo sát và bổ sung các biến quan sát cần thiết.

Kết quả của cuộc thảo luận này cho thấy các quan điểm thống nhất giữa các thành viên tham gia nhằm điều chỉnh, bổ sung các câu hỏi và những ý kiến đóng góp quý giá cho đề tài sát như sau:

 Với những mức độ quan tâm khác nhau nhưng nhìn chung các thành viên tham gia thảo luận đều đồng ý - tám yếu tố được đề cập trong đề tài nghiên cứu – Định hướng học hỏi, Chất lượng quan hệ, Năng lực sáng tạo, Năng lực chủ động, Năng lực mạo hiểm, Đáp ứng khách hàng, Phản ứng cạnh tranh và Thích ứng mơi trường, là các yếu tố được xem là năng lực cạnh tranh là có tác động đến Kết quả hoạt động kinh doanh trong các NHTM. Hồn tồn khơng khám phá thêm yếu tố nào khác.

 Ngân hàng là tổ chức tín dụng hoạt động theo các quy định, quy chế cho vay và các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN nên việc đào tạo, cập nhật kiến thức về pháp luật là điều cần thiết. Mặt khác, ngân hàng cũng là tổ chức tài trợ vốn cho rất nhiều ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế nên việc cập nhật mức độ

phát triển của từng ngành nghề là điều cần thiết cho chất lượng hoạt động của ngân hàng. Chính vì điều đó nên trong hoạt động đào tạo nhân viên cần chú trọng đến việc đào tạo thường xuyên về quy định của pháp luật và ngành nghề. Do đó, ta phải điều chỉnh nội dung của câu hỏi 1 là: “Xem việc đào tạo thường xuyên về pháp luật,

ngành nghề, mô hình tổ chức là một trong những chìa khóa giúp cho tổ chức tín dụng tồn tại và phát triển”.

 Trong các tổ chức tín dụng, phịng chuyên nghiên cứu thị trường sẽ có chun mơn phân tích các ngành nghề trong điều kiện của nền kinh tế hiện tại từ đó thẩm định tính rủi ro, tiềm năng phát triển trong tương lai của từng ngành rồi cung cấp những thông tin kiến thức thị trường này cho các phòng ban quan hệ khách hàng, chính sách tín dụng tham khảo và vận dụng trong việc định hướng khách hàng mục tiêu. Do đó, trong câu hỏi số 5, chúng ta cần điều chỉnh lại nội dung là: “Ln

động viên, khuyến khích ứng dụng kiến thức thị trường theo từng ngành vào việc phát triển khách hàng”.

 Việc thiết lập càng nhiều mối quan hệ với các ngân hàng đại lý trên thế giới sẽ giúp ích cho các tổ chức tín dụng phát triển mạnh và tạo uy tín trong thanh tốn quốc tế, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào trung gian hay giảm bớt chi phí giao dịch. Do đó, khi đề cập đến mối quan hệ với nhà cung cấp và đại lý phân phối của các tổ chức tín dụng thì chúng ta nên đề cập chính xác là mối quan hệ với các ngân hàng đại lý trên thế giới. Vì vậy, câu hỏi về thiết lập mối quan hệ với đại lý phân phối và nhà cung cấp trong thang đo có sẵn phải được điều chỉnh là: “Đã thiết lập

mối quan hệ liên kết với các ngân hàng trên thế giới rộng khắp”.

 Như đã phân tích, ngân hàng là tổ chức tài trợ vốn cho rất nhiều ngành trong nền kinh tế nên để tránh rủi ro và hoạt động có chất lượng thì các ngân hàng phải ln nhấn mạnh đến nghiên cứu ngành nghề, thị trường và những thay đổi của mơi trường kinh doanh, từ đó phát triển sản phẩm. Vì vậy, khi đề cập đến vấn đề nghiên cứu và phát triển thì chúng ta cần điều chỉnh nội dung của câu hỏi số 7 một cách rõ

ràng hơn là: “Luôn nhấn mạnh đến nghiên cứu ngành nghề, thị trường, thay đổi môi

trường kinh doanh và phát triển sản phẩm”.

 Môi trường kinh doanh ln có tính cạnh tranh và sự biến đổi khơng ngừng, vì vậy, với mục đích phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, tuân thủ được các yêu cầu của cơ quan giám sát và cân bằng thế mạnh cốt lõi của mình với hoạt động kinh doanh chủ đạo trong bối cảnh hậu khủng hoảng, các ngân hàng phải điều chỉnh mơ hình tổ chức kinh doanh theo xu hướng chuẩn hóa mơ hình tổ chức theo mơ hình thơng lệ quốc tế, đó là mơ hình tổ chức tập trung hướng tới phục vụ khách hàng, nhất quán hệ thống chính sách, tập trung quản trị rủi ro, phân chia trách nhiệm cụ thể và thù lao tương xứng và thích hợp với mơi trường thay đổi – điều này thể hiện tính sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, mơ hình tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế phải có sự nhất quán hệ thống chính sách, tập trung quản trị rủi ro, phân chia trách nhiệm rõ ràng và thù lao tương ứng. Ví dụ, ngân hàng Hàng Hải (Maritimebank) với mơ hình tổ chức mới, Hội sở chính tập trung quản lý và xử lý tác nghiệp kinh doanh của toàn hệ thống (các chức năng thẩm định vay, duyệt vay, ngân quỹ được tách riêng và đưa về Hội sở chính – cụ thể là trung tâm duyệt vay, trung tập ngân quỹ thực hiện các chức năng này); các chi nhánh & phòng giao dịch chỉ tập trung vào việc bán các sản phẩm và thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng (khơng có phịng tín dụng như lúc trước). Do đó, chúng ta cần phải thêm đặc điểm này vào thang đo đánh giá năng lực sáng tạo của TCTD. Cụ thể thêm vào biến quan sát: “Thiết lập mơ hình tổ chức của TCTD thích hợp với mơi trường kinh doanh thay đổi”.

 Khi thành lập hệ thống các ngân hàng Nhà nước, Nhà nước ta muốn định hướng mỗi ngân hàng chỉ tập trung phát triển một lĩnh vực riêng biệt để tạo thế mạnh trong cạnh tranh, như là: ngân hàng Ngoại thương VN (Vietcombank) tập trung mạnh vào lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam; ngân hàng Đầu tư & Phát triển VN (BIDI) – tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nặng và các dự án trung & dài hạn; ngân hàng Công Thương (Vietinbank) – tập trung vào lĩnh vực thương mại & dịch

vụ; ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank) – tập trung vào lĩnh vực nông lâm thủy sản. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển thì các ngân hàng Nhà nước nói trên có đan xen các lĩnh vực với nhau nhưng về bản chất hay thế mạnh cạnh tranh trong các lĩnh vực của các ngân hàng này thì khơng thay đổi, tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh đã xây dựng được trong những lĩnh vực cụ thể đã đề cập thì các ngân hàng Nhà nước có điểm yếu, đó là dịch vụ phục vụ khách hàng kém, và đây chính là khe hở thị trường để các NH TMCP khác ra đời sau này. Mặt khác, những người sáng lập ra các NH TMCP này xuất phát là những doanh nhân thành đạt ở những lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nên họ định hướng phát triển ngân hàng vào lĩnh vực mà họ có lợi thế và có mối quan hệ tốt. Ví dụ, Ngân hàng Hàng Hải VN (Maritimebank) thuộc quyền sở hữu của VNPT, VINA MOBILE, TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI (VINALINES) nên tập trung phát triển vào lĩnh vực viễn thơng, hàng hải và bên cạnh đó đưa ra những sản phẩm cho vay đối với sim thẻ cào điện thoại di động – có tính cạnh tranh rất cao mà các ngân hàng khác không thực hiện được; hay ACB được sáng lập bởi các quỹ tín dụng nhỏ - tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên ACB cũng tập trung vào đối tượng khách hàng này và đưa ra những sản phẩm tài trợ nợ (mua nợ) – có tính cạnh tranh rất cao; Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thuộc sở hữu của Tập đồn Cao su nên có thế mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực cao su; và tương tự, Ngân hàng Phương Đông (OCB) thuộc sở hữu của Tập đồn dầu khí nên họ cũng có thế mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực dầu khí. Do đó, trong câu hỏi đề cập đến nội dung – “Luôn kiên định trong tấn công đối thủ” cần phải điều chỉnh – “Luôn kiên định trong cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên cơ sở lợi thế cạnh tranh và mối quan hệ lợi ích song phương”; “Ln đưa ra sản phẩm/dịch vụ mới trước đối thủ cạnh tranh” được điều

chỉnh là – “Luôn đưa ra sản phẩm/dịch vụ mới mang tính cạnh tranh rất cao dựa

trên lợi thế cạnh tranh” ; tương tự, “Ln đứng ở vị trí tấn cơng đối thủ” được điều

chỉnh lại – “Hầu như đứng ở vị trí đi trước đối thủ cạnh tranh trong các lĩnh vực

động thì chúng ta cần phải đề cập sự chủ động của TCTD trong quản lý và xử lý nợ; chủ động trong việc quản lý tính thanh khoản của ngân hàng và quản lý rủi ro về pháp lý, do đó, chúng ta cần bổ sung thêm ba biến quan sát để đo lường năng lực chủ động của TCTD, đó là: “Quản lý nợ và xử lý nợ tốt”; “Quản lý tính thanh khoản tốt”; “Quản lý rủi ro pháp lý tốt”. Trong các NHTM, người phụ trách pháp

lý có thể hỗ trợ rất nhiều trong các hoạt động của ngân hàng như, hỗ trợ cán bộ tín dụng xem xét, thẩm định tư cách khách hàng. Thực tế, cán bộ pháp lý là người nắm rõ các quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức, chức năng quyền hạn của những người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức nên rất thuận lợi trong việc xác định thẩm quyền và trách nhiệm của họ trong mối quan hệ với ngân hàng; thẩm định tính chất pháp lý của tài sản cầm cố thế chấp; hỗ trợ cán bộ tín dụng hồn thiện các thủ tục pháp lý để đảm bảo tính pháp lý của tài sản; áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ; là đại diện của ngân hàng để tranh luận trước toà trong các vụ xét xử khi ngân hàng là đương sự… điều này có nghĩa là, gần như trong mọi hoạt động của ngân hàng đã có sự tham gia của bộ phận pháp lý như một quy trình bắt buộc. Tuy thế, có hiện thực tế đang tồn tại là trong hệ thống NHTM, chúng ta chưa phát huy tốt vai trò của bộ phận pháp lý, chưa tận dụng hết vai trò chức năng của đội ngũ này. Thực tế, bộ phận này mới chỉ đóng vai trị là “xử lý” chứ chưa thực hiện chức năng “ngăn ngừa”. Nghĩa là khi có rủi ro, sự cố xảy ra (như khách hàng không trả nợ, tài sản đảm bảo nợ vay khơng đầy đủ tính pháp lý, hồ sơ vay vốn thiếu chặt chẽ để có thể khởi kiện khách hàng…) thì bộ phận pháp lý mới tham gia giải quyết. Chúng ta đã xem nhẹ vai trị ngăn ngừa như đã phân tích ở trên. Đó chính là lý do, chúng ta cần đề cập đến quản lý rủi ro pháp lý.

 Thực tế trong cạnh tranh hiện nay, các NHTM cạnh tranh bằng lãi suất và khuyến mãi, chưa chú trọng đến cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng khách hàng và chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, để phát triển bền vững trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)