THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước chính:

(1) Nghiên cứu định tính, dùng để điều chỉnh và bổ sung các quan sát để đo

lường các biến phụ thuộc tham gia vào mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua thảo luận nhóm tập trung với các chuyên viên và các nhà quản lý đang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng;

(2) Nghiên cứu định lượng, được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực

tiếp với các nhà quản lý thuộc Ban lãnh đạo đang làm việc tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể: các Chuyên viên nghiên cứu thị trường, quản lý rủi ro, Trưởng phòng thuộc các phịng ban chức năng thuộc Hội sở chính, Giám đốc Chi nhánh, trưởng phòng giao dịch. Mẫu khảo sát cho nghiên cứu định lượng có kích thước n = 257, và được sử dụng để kiểm định lại mơ hình đo lường cũng như mơ hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đề ra.

2.1.2. Qui trình nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, được tiến hành theo qui trình (Hình 2.1) và tiến độ được trình bày như sau:

Bảng 2.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu

Bước Phương pháp Kỹ thuật Thời gian Địa điểm

1 Định tính Thảo luận nhóm 06/2011 TP.HCM

2 Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 07/2011 -> 11/2012 TP.HCM

Hình 2.1: Qui trình nghiên cứu

Cở sở lý thuyết Nghiên cứu định tính (điều chỉnh thang đo) Mơ hình nghiên

cứu

Nghiên cứu định

lượng (n=257) Thang đo chính thức

Cronchbach Alpha

Đánh giá độ tin cậy của thang đo (n=257)

Phân tích hồi qui

Phân tích nhân tố EFA (n=257)

Đánh giá tác động của năng lực cốt lõi đến KQ hoạt động KD

Bước 1: Nghiên cứu định tính (điều chỉnh thang đo)

Thang đo nghiên cứu được xây đựng dựa vào cơ sở lý thuyết và các thang đo đã có sẵn trong các nghiên cứu trước đó. Sau đó, thang đo được điều chỉnh cho phù hợp với lĩnh vực ngân hàng tại thị trường Việt Nam thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với chun viên thuộc Phịng nghiên cứu thị trường và thành viên thuộc Ban lãnh đạo của ngân hàng (Chuyên viên Quan hệ khách hàng, Giám đốc chi nhánh). Thơng qua các ý kiến thảo luận thì một số biến quan sát được điều chỉnh cho phù hợp và một số biến quan sát khác được bổ sung vào để hoàn thiện thang đo chính thức.

Bước 2: Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm định mơ hình thang đo, mơ hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với các chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên phân tích thị trường, chuyên viên thuộc Tổ quản lý chuyên ngành và thành viên trong Ban lãnh đạo của các Ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu dữ liệu thị trường thu thập về có kích thước n=257 được sử dụng phân tích định lượng, bao gồm: phương pháp Crobach alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức; phương pháp phân tích nhân tố EFA dùng để đánh giá giá trị của thang đo (giá trị hội tụ và giá trị phân biệt); và phương pháp phân tích hồi quy dùng để kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)