CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2. LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ ĐẶC ĐIỂM
NGUỒN LỰC TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG
1.2.1. Một số trường phái về cạnh tranh
Có nhiều quan điểm về cạnh tranh, bao gồm cạnh tranh theo trường phái kinh tế học tổ chức công nghiệp (Industrial organization economics - gọi tắt là IO), kinh tế học Chamberlin (Chamberlinian economics), và kinh tế học Schumpeter (Schumpeterian economics). Cụ thể:
Mơ hình kinh tế tổ chức IO: là mơ hình cạnh tranh được tổng qt hóa thơng
qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành (Structure of industry), vận hành hay chiến lược (Conduct/strategy) của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh (Performance) của ngành, còn gọi là mơ hình SCP (Structure -> Conduct -> Performance Paradigm). Điểm then chốt của mơ hình IO là hiệu quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu của ngành mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh. Cơ cấu của ngành quyết định hành vi (chiến lược) của doanh nghiệp và điều này sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh ngành (Barney 1986; Porter 1981).
Mơ hình Chamberlin: là mơ hình cạnh tranh độc quyền, tập trung vào sự khác
biệt của sản phẩm và dịch vụ. Cạnh tranh độc quyền trong kinh tế học Chamberlin chú trọng giải thích chiến lược (Conduct) của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh (Performance) trong cạnh tranh. Kinh tế học Chamberlin bắt đầu thông qua việc tập trung vào năng lực đặc biệt của doanh nghiệp và tiếp theo là theo dõi tác động của sự khác biệt này vào chiến lược và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Cạnh tranh trong ngành dựa vào sự khác biệt của các doanh nghiệp và đây chính là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn nữa, chiến lược của doanh nghiệp làm thay đổi cơ cấu của ngành (Barley 1986). Cũng cần chú ý thêm là – trong mơ hình cạnh tranh Chamberlin, doanh nghiệp vẫn tập trung vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thơng qua việc xác định doanh thu biên tế bằng với chi phí biên tế. Tuy nhiên, nếu thành công trong khác biệt sẽ đem lại lợi nhuận vượt mức. Vì
vậy, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng thơng qua việc tận dụng hiệu quả nguồn lực khác biệt của doanh nghiệp.
Mơ hình Schumpeter - Lý thuyết cạnh tranh động: Mơ hình cạnh tranh trong
IO giúp ta nắm bắt được cách thức doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh thơng qua việc xác định vị trí phù hợp của doanh nghiệp dựa vào cơ cấu của ngành mình đang kinh doanh và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với cơ cấu ngành đó. Tuy nhiên, kinh tế học tổ chức IO phân tích cạnh tranh trong điều kiện cân bằng của thị trường - nhìn các ngành ở trạng thái cân bằng. Trái ngược với điều này, kinh tế học Schumpeter (1942), dựa trên cơ sở của trường phái kinh tế học Áo, nhấn mạnh vào quá trình biến động của thị trường ở dạng động. Doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ vào khả năng khám phá và hành động sáng tạo (Grimm & ctg 2006). Mặt khác, cạnh tranh trong kinh tế học Áo nhấn mạnh vai trò của tri thức và học hỏi trong thị trường cạnh tranh động. Tri thức liên tục thay đổi sẽ dẫn đến thị trường thay đổi sẽ dẫn đến thị trường thay đổi và sự thay đổi này tạo ra bất cân bằng thị trường. Điều này đem lại cơ hội mới về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Như vậy, sự khác biệt của doanh nghiệp trong mơ hình Chamberlin, IO và Schumpeter là cơ sở cho lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp được phát triển sau này.
1.2.2. Lý thuyết về nguồn lực
Như đã giới thiệu, lý thuyết về cạnh tranh trên cơ sở kinh tế học IO thường dựa trên tiền đề là các doanh nghiệp trong cùng một ngành có tính đồng nhất cao về mặt nguồn lực và chiến lược kinh doanh họ sử dụng. Để lựa chọn chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích mơi trường và tìm nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược. Như vậy, các doanh nghiệp đều có cùng nguồn lực, hay cùng có thể tiếp cận được với nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược theo đuổi (Barney 1986). Hơn nữa, lý thuyết cạnh tranh dựa vào sự khác biệt cho rằng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng một ngành thường không thể tồn tại lâu dài vì chúng có thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước, hoặc mua bán trên
thị trường đầu vào. Vì vậy, các tiền đề trên phù hợp để phân tích vai trị của môi trường đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, các lý thuyết cạnh tranh này tập trung chính vào tác động của mơi trường hơn là các thuộc tính khác biệt của doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp. Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp ra đời tập trung vào phân tích cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong – nguồn lực – của doanh nghiệp.
Lý thuyết về nguồn lực cho rằng nguồn lực của doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Wernerfelt 1984). Khác với mơ hình năm áp lực cạnh tranh của Porter (1980), lý thuyết nguồn lực về cạnh tranh tập trung vào các yếu tố bên trong của doanh nghiệp.
Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp dựa vào tiền đề là các doanh nghiệp trong cùng một ngành thường sử dụng những chiến lược kinh doanh khác nhau. Hơn nữa, doanh nghiệp này không thể dễ dàng sao chép chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khác vì chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp được xây dựng dựa trên chính nguồn lực của doanh nghiệp. Lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp là khung nghiên cứu lý thuyết đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành kinh tế và quản trị, như trong marketing, quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh quốc tế, … Đặc biệt, lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp đã trở thành một trường phái nghiên cứu trong quản trị chiến lược.
Như vậy, lý thuyết nguồn lực - tập trung vào nội lực của doanh nghiệp – bổ sung cho lý thuyết về cạnh tranh dựa trên kinh tế học IO. Sự khác biệt của doanh nghiệp trong mơ hình Chamberlin, IO và Schumpeter là cơ sở cho lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lý thuyết về nguồn lực cũng giống với mơ hình cạnh tranh Chamberlin và IO ở điểm – dựa trên sự cân bằng, khơng tập trung vào q trình động của thị trường, hay nói cách khác là nó khơng nhấn mạnh đến quá trình biến động của thị trường ở dạng động (Grimm CM, Lee H & Smith KG, 2006).
Mặt khác, lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp liên tục được phát triển (Barney & ctg 2001), đặc biệt là nó được mở rộng trong thị trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động – hay còn gọi là năng lực cốt lõi (theo cách gọi riêng của đề tài này). Năng lực cốt lõi là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và đem lại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Eisenhardt & Martin 2000). Vì vậy, doanh nghiệp phải ln nỗ lực xác định, nuôi dưỡng, phát triển và sử dụng năng lực cốt lõi một cách có hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi của thị trường để đem lại lợi thế cạnh tranh cho mình một cách sáng tạo.
Nguồn lực có thể trở thành năng lực cốt lõi và tạo ra lợi thế cạnh tranh là những nguồn lực thỏa mãn tiêu chí VRIN (có giá trị, hiếm, khó thay thế, và khó bị bắt chước). Lý thuyết này được xem là một lý thuyết mới về nguồn lực doanh nghiệp.
1.2.3. Đặc điểm nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh bền vững
Theo Barney (1991), một nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp trong cạnh tranh phải thỏa mãn 04 điều kiện sau: (1) giá trị, (2) hiếm, (3) khó bắt chước, (4) không thể thay thế, được gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare, Inimitable, Non-substitutable).
1.2.3.1. Nguồn lực có Giá trị - Value
Nguồn lực có giá trị sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nguồn lực đó phải cho phép doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược kinh doanh cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty (efficiency and effectiveness) (theo Barney, 1991). Từ đó giúp cho doanh nghiệp tận dụng được cơ hội và trung lập các mối đe dọa hiện hữu trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Nguồn lực Hiếm – Rare
Một nguồn lực có giá trị mà có mặt ở các doanh nghiệp khác thì khơng được xem là nguồn lực hiếm. Nguồn lực hiếm là nguồn lực mà chỉ có ở doanh nghiệp này và được doanh nghiệp này sử dụng trong chiến lược tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đem lại lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp (Barney, 1991).
1.2.3.3. Nguồn lục Khó bắt chước – Inimitable
Theo Lippman & Rumelt (1982) và Barney (1986a,1986b), nguồn lực khó bị bắt chước khi có một trong ba hoặc cả ba nhân tố sau (a) doanh nghiệp có được nguồn lực đó nhờ vào một số điều kiện xảy ra ở một thời điểm đặc biệt nào đó, (b) mối liên hệ giữa những nguồn lực đó với năng lực cạnh tranh của cơng ty một cách ngẫu nhiên, (c) nguồn lực đó có liên quan đến một hiện tượng xã hội, vượt quá khả năng kiểm soát và ảnh hưởng của doanh nghiệp.
1.2.3.4. Nguồn lực Khó thay thế - Non substitutable
Yêu cầu quan trọng đối với nguồn lực của doanh nghiệp để nguồn lực đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đó là những nguồn lực khó bị thay thế bằng những nguồn lực có giá trị thay thế tương đương về mặt chiến lược (Barney, 1991). Khả năng thay thế diễn ra dưới hai hình thức, trước tiên, nguồn lực đó khơng thể bắt chước được nhưng có thể được thay thế bằng một nguồn lực tương tự khác mà nó cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tương tự này vẫn thực hiện được các chiến lược của doanh nghiệp (Barney & Tyler, 1990). Hình thức thứ hai là nhiều nguồn lực khác nhau có thể là thay thế mang tính chiến lược. Đối với doanh nghiệp này, nguồn lực A (ví dụ là lực lượng lãnh đạo tài năng) (Zucker, 1977) là nguồn lực đặc trưng mà doanh nghiệp khác khơng có được, nhưng doanh nghiệp B vẫn có thế mạnh đối với nguồn lực B (ví dụ đó là khả năng lên kế hoạch rất tốt) của mình và từ đó nguồn lực B của doanh nghiệp B vẫn có thể cạnh tranh với nguồn lực A của doanh nghiệp A (Pearce, Freeman & Robinson, 1987).
1.3. NGUỒN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỐT LÕI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH