CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.2. Nguồn năng lực cạnh tranh cốt lõi
1.3.2.3. Định hướng kinh doanh
Theo các nghiên cứu trước đây, định hướng kinh doanh bao gồm hai thành phần chính như sau:
1. Năng lực chủ động trong kinh doanh, gọi tắt là năng lực chủ động: là năng lực của doanh nghiêp trong việc dự báo những thay đổi về nhu cầu của thị trường (trong tương lai) và khả năng chủ động đáp ứng với những yêu cầu này.
2. Năng lực chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh, gọi tắt là năng lực mạo hiểm: là khả năng doanh nghiệp đề xuất về sản xuất sản phẩm mới, quá trình
sản xuất mới hay những ý tưởng mới để làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khi một doanh nghiệp xem định hướng kinh doanh là vấn đề quan trọng để doanh nghiệp cạnh tranh và tồn tại trên thị trường thì ln ln chủ động theo dõi thị trường để phát hiện những cơ hội và những thách thức; chính điều này làm tăng khả năng đáp ứng thị trường của doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh cao luôn chủ động và đi đầu trong việc đề xuất cũng như thực hiện các ý tưởng kinh doanh mới, các phương thức sản xuất mới nhằm tạo ra lợi thế tiên phong trong cạnh tranh; Như vậy, năng lực chủ động và năng lực maọ hiểm là những nguồn lực có giá trị, hiếm, khơng thể thay thế và không dễ dàng bắt chước (thỏa mãn tiêu chí VRIN). Do đó, năng lực chủ động và năng lực mạo hiểm là những yếu tố quan trọng làm thay đổi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Covin & Miles 1999; Hult & ctg 2004) và có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh vì nó tạo ra lợi thế tiên phong (Wiklund 1999; Keh & ctg 2007; Smart & Conant 1994).