Thành lập phòng thẩm định, định giá bất động sản gắn với thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 82 - 84)

3.3 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay

3.3.1.2 Thành lập phòng thẩm định, định giá bất động sản gắn với thị trường

• Việc thẩm định hồ sơ cho vay của ngân hàng, phần lớn cán bộ tín dụng thẩm

định hồ sơ cho vay đồng thời cũng thẩm định ln giá trị, tính pháp lý của tài sản đảm bảo. Khi đó khó khăn lớn của các cán bộ tín dụng trong cho vay đối với lĩnh

vực BĐS chính là việc thẩm định giá BĐS chính xác, làm cơ sở để xét duyệt cho vay, trong khi bản thân các cán bộ tín dụng lại bị hạn chế về trình độ định giá, họ không được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này, lại cịn bị hạn chế về nguồn thơng tin về BĐS trên thị trường, do đó việc định giá BĐS kém hiệu quả, dễ rủi ro và mất nhiều thời gian. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả tín dụng bất động sản, các ngân hàng cần thành lập phòng định giá để định giá BĐS một cách chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng quy trình định giá BĐS gắn với thị trường, tạo điều kiện hỗ trợ cho cơng tác tín dụng đạt hiệu quả.

3.3.1.3 Đối với hoạt động huy động vốn cho thị trường bất động sản

• Ngành ngân hàng đã trải qua một năm đầy biến động với nhiều yếu tố bất lợi từ

sự thay đổi chính sách vĩ mơ và cơ chế điều hành thị trường mang tính hành chính, khó dự đốn và bất đồng nhất. Điều này góp phần đẩy thêm căng thẳng trên thị trường vốn đã chứa nhiều bất ổn, tạo ra cuộc chạy đua lãi suất huy động gay gắt, khiến cho “mạch máu” của nền kinh tế hoạt động một cách thiếu hiệu quả, để tránh những cú sốc về vốn cho thị trường, chúng ta cần thực hiện một số các giải pháp để tăng cường các kênh huy động vốn cho thị trường BĐS. Tính tới thời điểm hiện nay, ngồi nguồn vốn chủ sở hữu thì vốn vay ngân hàng vẫn là nguồn vốn chính tài trợ cho các dự án kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, trong điều kiện như hiện nay, các ngân hàng tương đối thận trọng khi cho vay, thậm chí từ chối cho vay các dự án BĐS hiện chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, các chủ thể kinh doanh BĐS cần minh bạch hóa các dự án, khẳng định được tính hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tín dụng BĐS là hoạt động yêu cầu lượng vốn được sử dụng trong một thời gian dài trong khi đó lượng vốn huy động dài hạn của hệ thống ngân hàng còn chiếm tỷ lệ khá thấp. Trong điều kiện thị trường bất động sản đang có nhiều biến động như hiện nay, các giải pháp huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư kinh doanh BĐS cần được thực hiện theo các hướng sau:

Thứ nhất, tháo gỡ vướng mắc trong cho vay của ngân hàng đối với kinh doanh bất động sản: Trong bối cảnh thị trường tài chính nước ta hiện nay, tín dụng ngân

động sản. Tuy nhiên, để việc huy động theo kênh này hiệu quả hơn cần phải tăng cường huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng kết hợp với nâng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Đồng thời, cần phải thiết lập và nâng cao chất lượng các kênh thông tin về thị trường bất động sản để làm cơ sở cho các ngân hàng thẩm định dự án, đánh giá khả năng chi trả của các chủ đầu tư.

Thứ hai, cần tiếp tục huy động nguồn vốn trong dân thơng qua hình thức mua bán bất động sản hình thành trong tương lai. Giải pháp này sẽ phát huy rất tốt khả

năng huy động vốn trong dân nhất là khi người tiêu dùng và các nhà đầu tư cá nhân tin tưởng, an tâm vào sự tăng trưởng của thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)