Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 98 - 100)

3.4 Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngồ

3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

• Chính sách tiền tệ cần được vận hành chặt chẽ, linh hoạt, nhất quán và có kế

hoạch phân bổ đều nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng BĐS ổn định, có chất lượng; tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát hiệu quả dịng tín dụng vào bất động sản, hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngồi nước cho phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng.

• Xây dựng hệ thống cho vay thế chấp nhanh gọn, hiệu quả, an toàn và dễ tiếp

cận; bảo đảm việc kiểm soát và thu hồi nợ các khoản vay thế chấp; hệ thống hóa hoạt động thế chấp BĐS trong hệ thống các tổ chức tín dụng; tiêu chuẩn hóa các cơng cụ và quy trình cho vay thế chấp bất động sản.

• Nghiên cứu xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí thẩm định các khoản cho

vay nhà ở xã hội để áp dụng thống nhất trong tồn quốc.

• Có biện pháp khuyến khích các ngân hàng thương mại đa dạng hóa các sản

phẩm tài chính nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, nâng cao năng lực tổ chức, áp dụng các công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại vào việc cho vay nhà ở xã hội.

• Nghiên cứu xây dựng đề án thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở, có

mơ hình và cơ chế hoạt động thích hợp thúc đẩy hệ thống tài chính nhà ở phát triển theo mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu và ban hành một hệ thống tiêu chí thống nhất trong hồ sơ thẩm định các khoản vay nhà ở, áp dụng thống nhất cho tất cả các định chế tài chính.

• Nghiên cứu và thiết lập chế tài bắt buộc bảo hiểm đối với tài sản thế chấp;

xây dựng chính sách bảo hiểm, bảo lãnh cho vay thế chấp.

3.4.3 Giải pháp đối với hệ thống ngân hàng thương mại

• Có cơ chế, chính sách trợ giúp lãi suất cho người thu nhập thấp vay tiền mua

nhà ở xã hội, tạo điều kiện để người mua nhà thế chấp chính căn nhà mua.

• Xây dựng quy trình cho vay riêng đối với lĩnh vực nhà ở xã hội, đơn giản

hóa thủ tục cho vay, kéo dài thời gian cho vay để phù hợp với tiền lương, thu nhập của các đối tượng mua nhà ở xã hội.

• Cần nghiên cứu thêm hình thức "chuyển nợ" từ nhà đầu tư sang người mua

nhà bằng cách ký lại khế ước vay giữa ngân hàng với nhà đầu tư sang khế ước vay giữa ngân hàng với người mua nhà. Bằng cách này sẽ khơng làm tăng tỉ trọng tín dụng bất động sản nhưng sẽ tạo thanh khoản cho nhà đầu tư có vốn để tái đầu tư, trong đó có đầu tư nhà ở xã hội.

• Cần xem xét đơn giản bớt việc yêu cầu khách hàng phải có vốn đối ứng 30%

đối với các dự án nhà ở xã hội gần hoàn thiện, nên xem xét tổng thể dự án là nhà đầu tư đã đầu tư được bao nhiêu phần trăm của dự án, có thể xem xét cho vay bù đắp phần vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra nhằm giúp tạo tính thanh khoản cho nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)