Tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn của thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 92 - 94)

3.3 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay

3.3.4.2 Tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn của thị trường bất động sản

• Thời gian qua với chính sách thắt chặt tín dụng, lãi suất cao đối với lĩnh vực

• Lĩnh vực kinh doanh bất động sản địi hỏi phải có nguồn vốn trung và dài

hạn vững mạnh, một kế hoạch tài chính ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta, bên cạnh nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn từ ngân hàng hay vốn đối ứng của khách hàng, nguồn vốn đầu tư ngắn hạn (nguồn vốn “nóng” có thời hạn dưới 1 năm) cũng đổ vào thị trường bất động sản, thậm chí có những giai đoạn, nguồn vốn này còn lấn át nguồn vốn trung và dài hạn trong việc chi phối sự vận động của thị trường bất động sản, gây ra những cơn sốt nóng trên thị trường này.

• Để đảm bảo nguồn vốn ổn định và hiệu quả cho lĩnh vực BĐS cần phải thực

hiện các giải pháp sau:

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.

Để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các địa phương cần ban hành quy

chế thu hút đầu tư nước ngoài vào bất động sản, sử dụng nguồn vốn này để thanh toán chi phí xây dựng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, có chính sách một giá với các dịch vụ. Các cơ quan quản lý phải công bố danh mục dự án phát triển bất động sản, kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngồi, thành lập cơng ty phát triển quỹ đất đảm trách việc chuẩn bị nguồn đất và làm dịch vụ công về bất động sản. Đồng thời phải thống nhất được với các nhà đầu tư về mức đền bù giải tỏa, tỷ lệ nhà được bán, mức giá, trách nhiệm xã hội,…

Hình thành quỹ đầu tư tín thác cho thị trường bất động sản.

Đây là mơ hình mà nhà đầu tư ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư vốn

vào bất động sản để kiếm lời. Quỹ sẽ hoạt động theo phương thức khai thác thị trường bất động sản, tìm cách sở hữu và điều hành khai thác bất động sản để tạo thu nhập, đồng thời có thể cho chủ sở hữu bất động sản hoặc những người khác vay tiền và cũng có thể mua lại các khỏan nợ hoặc chứng khoán được đảm bảo bằng bất động sản,…Chứng chỉ quỹ đầu tư tín thác sẽ có tính chất nửa như trái phiếu, nửa như cổ phiếu và người nắm giữ được nhận lợi tức định kỳ nhưng không tham gia quản lý đầu tư.

Việc huy động vốn từ dân cư dưới hình thức góp vốn của người mua bất động sản. Tuy nhiên, cơ chế về quan hệ vay vốn dân sự và trách nhiệm của bên chủ

dự án trong các giao dịch dưới hình thức này khơng rõ ràng, dễ gây mất niềm tin cho người góp vốn. Vì vậy, giải pháp để bảo vệ cho nguồn vốn này là nhà nước phải xây dựng được khung pháp lý hòan thiện, sao cho người góp vốn được pháp luật bảo hộ như có các loại giấy tờ xác nhận giao dịch bảo đảm, giấy cam kết có cơng chứng.

Trong thời gian tới nhà nước cần thực hiện các chính sách tiền tệ linh hoạt

hơn, nếu chặt quá sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường, nhà nước cần bổ sung, sửa đổi một số cơ chế chính sách về tài chính – tiền tệ liên quan tới thị trường bất động sản để tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường BĐS phát triển như tạm hoãn thu thuế thu nhập cá nhân đối với mua bán bất động sản, quy định về huy động vốn trong quá trình trỉển khai dự án bất động sản,…

Nhà nước cần có những chính sách, cơ chế để hỗ trợ chủ đầu tư các dự án

nhà ở được phép bán tối đa 20% số căn hộ không phải qua sàn giao dịch bất động sản, tăng nhanh nguồn cung cho thị trường. Cho phép thế chấp bất động sản tại các ngân hàng nước ngoài để tận dụng được lãi suất cho vay thế chấp, thường chỉ từ 4- 5%/năm với tín dụng bất động sản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)